đã trả lời7 tháng 12, 2017bởi thutananhThần đồng(558 điểm)được bầu chọn là câu hỏi hay nhất7 tháng 12, 2017bởi hoangvy
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để thêm bình luận.
Đang xem: Nguyễn sinh cung là người con thứ mấy trong gia đình?
+1 thích
đã trả lời7 tháng 12, 2017bởi Bùi Anh DuyCử nhân(2.4k điểm)
Bác Hồ có quê ngoại ở làng Hoàng Trù, quê nội ở làng Sen, đều thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc (186-1929) và mẹ là Hoàng Thị Loan (1868-1901). Ông nội là Nguyễn Sinh Nhậm , bà nội là Hà Thị Hy; ông ngoại là Hoàng Xuân Đường , bà ngoại là Nguyễn Thị Kép. Ngoài ra, Bác còn có 3 anh chị em khác là: chị là Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), anh là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950) và cậu em trai (ốm yếu nên chết non) là Nguyễn Sinh Nhuận hay Nguyễn Sinh Xin (1900-1901).Nếu bạn cần thêm thông tin, bạn lên tra wiki là được. :)Câu trả lời của mình có gì sai, mong bạn thông cảm. :/
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký để thêm bình luận.
+1 thích
đã trả lời7 tháng 12, 2017bởi DangEdogawa2004Học sinh(183 điểm)
*)Thân sinh:
1.Nguyễn Sinh Sắc
Nguyễn Sinh Sắc(còn gọi làNguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi làCụ Phó bảng;1862–1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ôngNguyễn Sinh Nhậmvà bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm1894và Phó bảng năm1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một “tên cường hào” bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng.Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tạiLàng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp(nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.
2.Hoàng Thị Loan
Hoàng Thị Loan(1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm1900sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày10 tháng 2năm1901. Năm1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ.1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà.
đã trả lời7 tháng 12, 2017bởi wersdfzxcThần đồng(784 điểm)
Nguyễn Sinh Sắc
Bài chi tiết:Nguyễn Sinh Sắc
Nguyễn Sinh Sắc(còn gọi làNguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi làCụ Phó bảng;1862–1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ôngNguyễn Sinh Nhậmvà bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm1894và Phó bảng năm1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ;<1>năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định<2>. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một “tên cường hào” bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng.<3>Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tạiLàng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp(nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.
Hoàng Thị Loan
Chân dung bà Hoàng Thị Loan
Hoàng Thị Loan(1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vào năm 15 tuổi. Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế. Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một tay nuôi sống cả gia đình. Năm1900sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày10 tháng 2năm1901. Năm1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ.1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà<4>.
Các anh chị em
Nguyễn Thị Thanh
Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Thị Thanh(1884-1954) là người chị cả, có hiệu khác làBạch Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩPhan Bội Châu. Năm1918bà Nguyễn Thị Thanh phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh trạilính khố xanhđóng tại thành phốVinh. Bị phát giác nên Nguyễn Thị Thanh bị bắt và nhốt vào nhà tù tra tấn dã man. Vào năm1918, thực dân Pháp chỉ thị cho quan lại địa phương mở phiên tòa số 80 xử phạt bà Nguyễn Thị Thanh 100 trượng và 9 năm khổ sai. Ngày2 tháng 12năm1918, Nguyễn Thị Thanh bị đày vào giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Án sát tỉnh Quảng Ngãi lúc đó làPhạm Bá Phổcó người vợ bị bệnh đau ở vú không cho con bú được dù đã được cố gắng cứu chữa. Thương người phụ nữ bị bệnh, bà Nguyễn Thị Thanh đã chữa cho, ít ngày sau bệnh khỏi, dòng sữa con bú được phục hồi. Chính điều này đã làm Phạm Bá Phổ rất nể bà.<5>
Theo lời kể của nhà văn Sơn Tùng, bà Thanh nói lý do tại sao bà không lập gia đình<6>:
O đã già, không dễ gì ngồi nói lại những chuyện này với một người trẻ tuổi như cháu. Nhưng biết cháu là một người có thể thấu hiểu thì O mới nói- Cũng như cậu Khiêm, O cũng bị kẻ thù tra tấn dã man. Cháu có tưởng tượng được không? Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy… Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O. Vậy thì, làm sao O có thể có gia đình được nữa…
Thấy cô Thanh là người vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, Phổ muốn đưa về nhà riêng làm hành dịch và dạy cho con cái học. Dù quy chế của thực dân Pháp và triều đình Huế cấm việc đó, nhưng người anh kết nghĩa của Phạm Bá Phổ là Xô đứng đầu mật thám trung kì đã cho phép Phổ đưa cô Thanh từ nhà tù về ở trong nhà Phạm Bá Phổ.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Tập Đoàn Xây Dựng Lớn Ở Việt Nam Mới Nhất, Top 10 Nhà Thầu Xây Dựng Lớn Ở Việt Nam
<7>
Vào năm1922, Phạm Bá Phổ được triều đình Huế thăng cho Phổ làm tham tri bộ hình. Bà Nguyễn Thị Thanh cũng đi theo. Ở đây bà đã đem hài cốt của mẹ mình về cải táng tại Nghệ An<4>.
Nguyễn Sinh Khiêm
muốn biết thêm mời bạn vào linkhttps://vi.wikipedia.org/wiki/Gia_%C4%91%C3%ACnh_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh