MỤC LỤC VĂN BẢN

*

CHÍNH PHỦ ——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 204/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ,CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2003/QH11 ngày04 tháng 11 năm 2003 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 và Nghị quyết số19/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 về nhiệm vụ năm 2004 của Quốc hội khoáXI;

Căn cứ Nghị quyết số730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vềviệc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạocủa Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ vàBộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chế độ tiền lương gồm: mức lươngtối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ nâng bậclương; chế độ trả lương; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương; quản lýtiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quannhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cán bộ chuyên trách và công chức xã,phường, thị trấn; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, côngnhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (lực lượng vũ trang gồmquân đội nhân dân và công an nhân dân).

Đang xem: Nghị định 204 của chính phủ quy định thang bảng lương

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan,đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nói trên, sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chứcvà các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm:

1. Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danhchuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chứcvụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lươngchức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lươngchuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghịquyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11).

2. Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệmkỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận,thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

3. Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trongcác cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP).

4. Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghịđịnh số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độcông chức dự bị (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP).

5. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quyđịnh tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chứctrong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số116/2003/NĐ-CP).

6. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước vàhưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại cáchội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặttại Việt Nam.

7. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn(sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chứcở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đâyviết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).

8. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

9. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ,công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụcấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương

1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo

a) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch côngchức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn,nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chứcdanh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

b) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lươngchuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theongạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danhbầu cử hiện đang đảm nhiệm.

c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầucử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chứcdanh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếplương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếukiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vịnày được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụcấp kiêm nhiệm.

d) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy địnhhưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.

đ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc ràsoát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩnchức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, nhữngtrường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan cóthẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quyđịnh.

2. Nguyên tắc trả lương

Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ củacán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặchỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) củacơ quan, đơn vị.

3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương

a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lựclượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấpchức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữchức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc khôngđược bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà cómức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chứcvụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lạilương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức vàcác đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luânchuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chứcvụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danhlãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lươngtheo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụcấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ởngạch hoặc chức danh cũ.

c) Các đối tượng được chuyển côngtác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơquan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch,bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởnglương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân vàchuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so vớimức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quyđịnh của pháp luật.

d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậclương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạmvi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quancó thẩm quyền.

đ) Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hànhchính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, côngchức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.

Chương II

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂUCHUNG, CÁC BẢNG LƯƠNG VÀ CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯƠNG

Điều 4. Mức lương tối thiểu chung

Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức,viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang được thực hiện theo quyđịnh tại Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ vềmức lương tối thiểu.

Điều 5. Các bảng lương; bảng phụ cấpquân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng lương; bảng phụ cấpquân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:

1. Các bảng lương:

a) Quy định 7 bảng lương sau:

Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.

Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cửthuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chứcvụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).

Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơquan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thịtrấn.

Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhândân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.

Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân độinhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

b) Người làm công tác cơ yếu trongtổ chức cơ yếu, tuỳ theo từng đối tượng được xếp lương theo bảng lương cấp bậcquân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao nhất bằng mứclương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩquan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyênnghiệp thuộc quân đội nhân dân (bảng 7).

c) Công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lựclượng vũ trang và tổ chức cơ yếu áp dụng thang lương, bảng lương quy định trongcác công ty nhà nước.

2. Bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộcquân đội nhân dân và công an nhân dân.

3. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo(bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

Điều 6. Các chế độ phụ cấp lương

1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:

áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3,bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyênmôn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số730/2004/NQ-UBTVQH11, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chứcdanh.

a) Mức phụ cấp như sau:

a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đếnloại A3 của bảng 2, bảng 3, các chức danh xếp lương theo bảng 7 và các chứcdanh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểmsát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trongchức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậclương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗinăm được tính thêm 1%.

a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại Ccủa bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấpthâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó;từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

b) Các đối tượng quy định tại điểm a(a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng nămhoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặcbị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéodài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng)so với thời gian quy định.

c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng vàhưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnhđạo:

áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo(bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổnhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan,đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt độngkiêm nhiệm.

Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chứcvụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệmnhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.

3. Phụ cấp khu vực:

áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi,hẻo lánh và khí hậu xấu.

Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 sovới mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộclực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binhnhì.

4. Phụ cấp đặc biệt:

Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền vàvùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởngcộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụcấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.

5. Phụ cấp thu hút:

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ởnhững vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạtđặc biệt khó khăn.

Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởngcộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.

6. Phụ cấp lưu động:

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở mộtsố nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tốithiểu chung.

7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghềhoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại,nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tốithiểu chung.

8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc:

a) Phụ cấp thâm niên nghề:

áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộcquân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân,công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặclàm việc liên tục trong ngành hải quan, cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niênnghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâmniên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề:

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghềhoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãicủa Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%,45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâmniên vượt khung (nếu có).

c) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề:

áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lươngchuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanhtra và một số chức danh tư pháp.

Phụ cấp gồm 5 mức: 10%; 15%; 20%, 25% và 30% mức lương hiệnhưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghềquy định tại điểm này thì không hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy địnhtại điểm b khoản 8 Điều này.

d) Phụ cấp trách nhiệm công việc:

d1) Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụcấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tốithiểu chung.

d2) Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm caohoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổnhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tốithiểu chung.

đ) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:

Áp dụng đối với các đối tượng không thuộc diện xếp lươngtheo bảng 6 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này làm việc trongcác cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu.

Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụcấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Xem thêm: Chuyên Đề Vật Lý 10 Vũ Đình Hoàng File Word Bt Vat Lý 10 Của Thầy Vũ Đình Hoàng

Chương III

CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG,CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG, QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP

Điều 7. Chế độ nâng bậc lương

1. Thực hiện nâng bậc lương thườngxuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chứcvà thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh.

Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xemxét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau:

a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậclương cuối cùng của bảng lương thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trongbảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương.

b) Đối với các đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng4 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11,nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời giangiữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xét nâng bậc lương như sau:

b1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đếnloại A3 của bảng 2, bảng 3 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyênmôn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậclương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.

b2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại Ccủa bảng 2, bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương.

c) Các đối tượng quy định tại điểm avà điểm b khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng nămhoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặcbị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéodài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên 1 năm (đủ 12 tháng) so vớithời gian quy định.

2. Thực hiện nâng bậc lương trướcthời hạn như sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức lậpthành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trongngạch hoặc trong chức danh thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tốiđa là 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong mộtnăm không quá 5% tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lươngcủa cơ quan, đơn vị (trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này).

b) Cán bộ, công chức, viên chức đãcó thông báo nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao,chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và chưa đủ điềukiện thời gian giữ bậc để được nâng bậc lương thường xuyên tại thời điểm cóthông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Việc thăng, giáng cấp bậc quânhàm và nâng lương, nâng phụ cấp quân hàm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ,quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật thuộc lực lượng vũ trang thựchiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lực lượng vũ trang.

Điều 8. Chế độ trả lương

1. Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ củacán bộ, công chức, viên chức; nguồn trả lương và theo quy chế trả lương của cơquan, đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau khi trao đổi với Ban Chấp hànhCông đoàn cùng cấp có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế trả lương để thựchiện đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. Quy chế trảlương phải được gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra vàthực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.

Việc trả lương trong lực lượng vũ trang thực hiện theo quyđịnh của pháp luật hiện hành.

2. Chế độ trả lương làm việc vào banđêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy địnhcủa Bộ luật Lao động.

Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực12giờ/24giờ hoặc 24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặcthù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.

3. Chế độ trả lương trong những ngày nghỉ làm việc đượchưởng lương; chế độ tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công tác, bịtạm giữ, tạm giam, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộtsố điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

4. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương củacơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cửđi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởngsinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nướcngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40%mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượtkhung (nếu có).

5. Công chức dự bị và những người trong thời gian tập sựhoặc thử việc trong các cơ quan nhà nước (kể cả tập sự công chức cấp xã) vàtrong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng mức lương theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP, Điều 21Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Điều 18 Nghị định số117/2003/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP vàđược hưởng chế độ phụ cấp, chế độ trả lương theo quy định tại Nghị định này.

6. Chế độ trả lương áp dụng từ ngày01 tháng 01 năm 2005 đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã là ngườiđang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động như sau:

a) Cán bộ chuyên trách cấp xã là người đang hưởng chế độ hưutrí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức laođộng, hàng tháng được hưởng 90% mức lương chức danh hiện đảm nhiệm quy định tạiNghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

b) Công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặctrợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, hàngtháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính có cùngtrình độ đào tạo quy định tại Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế.

Điều 9. Nguồn kinh phí để thực hiệnchế độ tiền lương

1. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và cáckhoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sựnghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương.

2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ củacác đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đốivới đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sửdụng tối thiểu 35%.

3. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ củacác cơ quan hành chính có thu.

4. Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toánnăm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chínhphủ giao.

5. Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chếđộ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2,3 và 4 Điều này mà vẫn còn thiếu.

Điều 10. Quản lý tiền lương và thunhập

1. Các cơ quan, đơn vị thực hiệnviệc xếp l­ương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiềnlương và thu nhập theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan cóthẩm quyền.

Đối với các cơ quan hành chính đ­ượckhoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Nhà n­ướcthực hiện chế độ hạch toán và tự chủ tài chính, thì căn cứ vào kết quả tiếtkiệm kinh phí hành chính và mức tăng trưởng các nguồn thu được quyền quyết địnhhệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương so với mức l­ương tối thiểu chung và tăngthêm mức trích lập các quỹ khen th­ưởng, quỹ phúc lợi để tăng thêm thu nhập chocán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị theoquy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Thực hiện phân cấp trách nhiệm để ng­ười đứng đầu cơ quannhà nước và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà n­ước quyết định việc xếplư­ơng, nâng bậc lư­ơng thư­ờng xuyên, nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn và phụcấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm viquản lý theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, chuyên viên cao cấpvà tương đư­ơng, thực hiện phân cấp việc quyết định xếp lư­ơng, nâng bậc lươngvà phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Việc quyết định xếpl­ương, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn, thựchiện theo phân cấp hiện hành.

b) Đối với ngạch chuyên viên cao cấp và t­ương đư­ơng (loạiA3):

b1) Việc quyết định xếp l­ương vào loại A3 khi được phêchuẩn kết quả bầu cử, khi được bổ nhiệm vào ngạch (hoặc chức danh), nâng ngạch,chuyển ngạch, thực hiện theo phân cấp hiện hành.

b2) Việc quyết định nâng bậc l­ương th­ường xuyên và phụ cấpthâm niên vượt khung trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Toàán nhân dân tối cao, Viện trư­ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trư­ởng,Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trư­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trực tiếp sử dụng và quảnlý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện và có trách nhiệmbáo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.

b3) Việc quyết định nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn (khi lậpthành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ h­ưu)trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Toà án nhân dân tối cao,Viện trư­ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trư­ởng, Thủ trưởng cơ quanngang Bộ, Thủ trư­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, côngchức, viên chức đó ra quyết định thực hiện sau khi có thoả thuận của Bộ trưởngBộ Nội vụ và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm hướng dẫn thihành và tổ chức thực hiện

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp vớiBộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan:

a) Hướng dẫn chuyển xếp lương cũsang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và các trường hợp có thayđổi về phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Nghị định này.

b) Hướng dẫn xếp lương, nâng bậclương và phụ cấp đối với những người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lươngtừ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này.

c) Hướng dẫn xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đốitượng giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thuộc diện xếp lương chuyênmôn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong cáccơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, bảo đảm lương mới (gồmlương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnhđạo) không thấp hơn so với lương cũ.

d) Hướng dẫn chuyển xếp lương đốivới cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp đượcchuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việctrong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

đ) Hướng dẫn thực hiện chế độ phụcấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) quy định tại Nghị quyết số730/2004/NQ-UBTVQH11 và tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

e) Hướng dẫn thực hiện các chế độ phụ cấp lương quy định tạiĐiều 6 Nghị định này.

g) Hướng dẫn chế độ nâng bậc lương quy định tại Điều 7 Nghịđịnh này và phân cấp thẩm quyền quyết định xếp lương, nâng bậc lương đối vớicán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếuquy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định này.

h) Kiểm tra kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới vàviệc thực hiện chế độ tiền lương của các Bộ, ngành, địa phương.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợpvới Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương:

a) Hướng dẫn thực hiện việc tính toán, cân đối nguồn kinhphí để thực hiện chế độ tiền lương quy định tại Điều 9 Nghị định này.

b) Kiểm tra kết quả thực hiện chế độ tiền lương đối với cáccơ quan, đơn vị tự cân đối được nguồn trả lương; đồng thời thẩm định và trìnhThủ tướng Chính phủ cấp bổ sung quỹ lương đối với các Bộ, cơ quan Trung ương vàcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn thiếu nguồn để thực hiện chế độtiền lương, bảo đảm tổng quỹ tiền lương tăng thêm không vượt quá dự toán ngânsách nhà nước hàng năm.

c) Hướng dẫn thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lýhành chính đối với các cơ quan hành chính và tự chủ tài chính đối với các đơnvị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ sửa đổi chế độ quản lý, phân phối và sử dụng các khoản thu, cáckhoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ,Bộ Tài chính rà soát và xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cácđối tượng thuộc phạm vi quản lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xétban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại điểm b khoản 8 Điều 6Nghị định này; đồng thời rà soát trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi,bổ sung hoặc bãi bỏ các chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (bao gồm cả các khoản phụcấp, trợ cấp bằng tiền) và chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù quy định tạikhoản 2 Điều 8 Nghị định này.

c) Triển khai thực hiện cơ chế tài chính đối với các đơn vịsự nghiệp có thu thuộc phạm vi quản lý.

4. Toà án nhân dân tối cao, ViệnKiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợpvới Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát và xây dựng chế độ phụ cấp trách nhiệm theonghề đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại điểmc khoản 8 Điều 6 Nghị định này; đồng thời rà soát trình Chính phủ, Thủ tướngChính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (baogồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp bằng tiền).

5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủtrì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính rà soát và xây dựng các chế độ phụcấp đặc thù đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn thực hiện Nghị định này đối với các đốitượng thuộc phạm vi quản lý.

6. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn kinh phí để thực hiện chếđộ tiền lương theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

7. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chuyển xếp lương cũ sang lương mớiđối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong các cơ quan,đơn vị thuộc phạm vi quản lý, tính toán xây dựng quỹ tiền lương theo quy địnhtại Điều 9 Nghị định này và báo cáo về liên Bộ Nội vụ – Tài chính để kiểm travà thẩm định.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từngày đăng Công báo.

Chế độ tiền lương quy định tại Nghị định này được tính hưởngkể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.

2. Đối với các chế độ phụ cấp ưu đãivà bồi dưỡng theo nghề hoặc theo công việc hiện đang áp dụng, các Bộ, ngành ởTrung ương có trách nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độphụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho phù hợp với quyđịnh tại điểm b và điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định này và được truy lĩnh theomức phụ cấp mới kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.

3. Nghị định này thay thế Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức,viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

Bãi bỏ các quy định về tiền lương và phụ cấp trái với quyđịnh tại Nghị định này.

4. Quy định về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thườngxuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) và nâng bậc lương trước thời hạn đốivới ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương loại A3 tại điểm b (b2 và b3)khoản 3 Điều 10 Nghị định này thay thế quy định về thẩm quyền quyết định nângbậc lương đối với ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, viên chứcchuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp tại khoản 7Điều 41 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP và khoản 8 Điều 46 Nghịđịnh số 116/2003/NĐ-CP.

5. Chế độ tiền lương đối với cán bộ Xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được tính lại theo quyđịnh tại Nghị định này và được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.

6. Cách tính hưởng các chế độ phụ cấp quy định tại Nghị địnhsố 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về chính sách đối vớinhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng cóđiều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, được tính lại theo quy định tạiNghị định này.

7. Huỷ bỏ hiệu lực thi hành các quy định tại các văn bản sau:

a) Điều 2, Điều 3, các khoản 1, 3, 4, 5, 6và 8 Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2003của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bướccơ chế quản lý tiền lương.

b) Các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, điểm ckhoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,phường, thị trấn.

8. Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nếu thấy phù hợp thìđược vận dụng các quy định tại Nghị định này.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng

Bảng 1

BẢNG LƯƠNG CHUYÊN GIA CAO CẤP

(Ban hành kèmtheo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12 /2004 của Chính phủ)

Đơn vị tính:1.000đồng

Bậc 1

Bậc 2

Hệ số lương

8.80

9.40

2,552.0

2,726.0

Ghi chú:

áp dụng đối với các đối tượng khônggiữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các lĩnh vực chính trị, hànhchính, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hoá – nghệ thuật.

Bảng 2

BẢNG LƯƠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONGCÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Đơn vị tính:1.000đồng

STT

Nhóm ngạch

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Bậc 9

Bậc 10

Bậc 11

Bậc 12

1

Công chức loại A3

a

Nhóm 1 (A3.1)

Hệ số lương

6.20

6.56

6.92

7.28

7.64

8.00

1,798.0

1,902.4

2,006.8

2,111.2

2,215.6

2,320.0

b

Nhóm 2 (A3.2)

Hệ số lương

5.75

6.11

6.47

6.83

7.19

7.55

1,667.5

1,771.9

1,876.3

1,980.7

2,085.1

2,189.5

2

Công chức loại A2

a

Nhóm 1 (A2.1)

Hệ số lương

4.40

4.74

5.08

5.42

5.76

6.10

6.44

6.78

1,276.0

1,374.6

1,473.2

1,571.8

1,670.4

1,769.0

1,867.6

1,966.2

b

Nhóm 2 (A2.2)

Hệ số lương

4.00

4.34

4.68

5.02

5.36

5.70

6.04

6.38

1,160.0

1,258.6

1,357.2

1,455.8

1,554.4

1,653.0

1,751.6

1,850.2

3

Công chức loại A1

Hệ số lương

2.34

2.67

3.00

3.33

3.66

3.99

4.32

4.65

4.98

678.6

774.3

870.0

965.7

1,061.4

1,157.1

1,252.8

1,348.5

1,444.2

4

Công chức loại A0

Hệ số lương

2.10

2.41

2.72

3.03

3.34

3.65

3.96

4.27

4.58

4.89

609.0

698.9

788.8

878.7

968.6

1,058.5

1,148.4

1,238.3

1,328.2

1,418.1

5

Công chức loại B

Hệ số lương

1.86

2.06

2.26

2.46

2.66

2.86

3.06

3.26

3.46

3.66

3.86

4.06

539.4

597.4

655.4

713.4

771.4

829.4

887.4

945.4

1,003.4

1,061.4

1,119.4

1,177.4

6

Công chức loại C

a

Nhóm 1 (C1)

Hệ số lương

1.65

1.83

2.01

2.19

2.37

2.55

2.73

2.91

3.09

3.27

3.45

3.63

478.5

530.7

582.9

635.1

687.3

739.5

791.7

843.9

896.1

948.3

1,000.5

1,052.7

b

Nhóm 2 (C2)

Hệ số lương

1.50

1.68

1.86

2.04

2.22

2.40

2.58

2.76

2.94

3.12

3.30

3.48

435.0

487.2

539.4

591.6

643.8

696.0

748.2

800.4

852.6

904.8

957.0

1,009.2

c

Nhóm 3 (C3)

Hệ số lương

1.35

1.53

1.71

1.89

2.07

2.25

2.43

2.61

2.79

2.97

3.15

3.33

391.5

443.7

495.9

548.1

600.3

652.5

704.7

756.9

809.1

861.3

913.5

965.7

Ghi chú:

1. Trong các cơ quan nhà nước có sửdụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộcđối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạchtương ứng quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơquan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc.

2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch,bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trongngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niênvượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.

3. Hệ số lương của các ngạch công chứcloại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.

4. Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn,điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngànhchuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quyđịnh theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:

– Đối với cán bộ, công chức loại B vàloại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.

– Đối với cán bộ, công chức loại A0 vàloại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thờigian làm việc trong các ngạch khác tương đương).

– Đối với cán bộ, công chức loại A2:Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làmviệc trong các ngạch khác tương đương).

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Lao Đông Xã Hội Hà Nội, Điểm Chuẩn Đại Học Lao Động

5. Trong quá trình thực hiện, nếu cóbổ sung về chức danh cán bộ, công chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụngbảng 2, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đềnghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức vàhướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch công chức đó.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BẢNG 2

1- Công chức loại A3:

– Nhóm 1 (A3.1):

Số TT

Ngạch công chức

1

Chuyên viên cao cấp

2

Thanh tra viên cao cấp

3

Kiểm soát viên cao cấp thuế

4

Kiểm toán viên cao cấp

5

Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng

6

Kiểm tra viên cao cấp hải quan

7

Thẩm kế viên cao cấp

8

Kiểm soát viên cao cấp thị trường

– Nhóm 2 (A3.2):

Số TT

Ngạch công chức

1

Kế toán viên cao cấp

2

Kiểm dịch viên cao cấp động – thực vật

2- Công chức loại A2:

– Nhóm 1 (A2.1):

Số TT

Ngạch công chức

1

Chuyên viên chính

2

Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3

Thanh tra viên chính

4

Kiểm soát viên chính thuế

5

Kiểm toán viên chính

6

Kiểm soát viên chính ngân hàng

7

Kiểm tra viên chính hải quan

8

Thẩm kế viên chính

9

Kiểm soát viên chính thị trường

– Nhóm 2 (A2.2):

Số TT

Ngạch công chức

1

Kế toán viên chính

2

Kiểm dịch viên chính động – thực vật

3

Kiểm soát viên chính đê điều (*)

3- Công chức loại A1:

Số TT

Ngạch công chức

1

Chuyên viên

2

Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

3

Công chứng viên

4

Thanh tra viên

5

Kế toán viên

6

Kiểm soát viên thuế

7

Kiểm toán viên

8

Kiểm soát viên ngân hàng

9

Kiểm tra viên hải quan

10

Kiểm dịch viên động- thực vật

11

Kiểm lâm viên chính

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *