Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với Ngày Quốc tế Lao động (1-5) từ rất sớm. Ngay từ năm 1920, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã tham gia kỷ niệm và có những đóng góp quý báu cho nhân dân lao động.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương lao động của giai cấp vô sản quốc tế. Ảnh tư liệu lịch sử.

Đang xem: Ngày 1-5-1930 nguyễn ái quốc hoạt động ở đâu?

 

Tham gia kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động

Tại Pháp cũng đã tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động. Nguyễn Ái Quốc đã hòa vào nhân dân lao động để kỷ niệm mặc dù tại Pháp mật thám và bộ máy cầm quyền rất e ngại điều này. Do đó, Ngày Quốc tế Lao động (1-5) năm 1920, báo cáo của mật thám ghi nhận Nguyễn Ái Quốc tham dự mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động cùng Nhóm đảng viên Xã hội Pháp.

Ngày Quốc tế Lao động (1-5) năm 1924, theo lời mời của Thành uỷ Moscow và Ban Thư ký của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tham gia và phát biểu trong cuộc mít-tinh kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1-5 tại Hồng trường. Trước đó, vào năm 1920, dưới sự phê chuẩn của V.I.Lênin, Liên Xô là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động (1-5). Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới thực hiện. Liên Xô cũng đã quy định số giờ làm việc là 8 tiếng mỗi ngày cũng như nhiều phúc lợi xã hội khác cho nhân dân lao động.

Xem thêm: Bộ Sưu Tập Một Số Hình Ảnh Trang Phục Của 54 Dân Tộc Việt Nam Ý Tưởng

Ngày Quốc tế Lao động (1-5) năm 1925, cùng với những nhà cách mạng Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tham gia tổ chức Đại hội lần thứ nhất của nông dân tỉnh Quảng Đông tiến tới thành lập Hội Nông dân. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Trung Quốc trên cương vị đại diện cho Quốc tế Cộng sản và đã tham gia thành lập “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức” vào năm 1925 tại Trung Quốc.

Đóng góp quý báu cho nhân dân lao động

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giai cấp công nhân và người lao động. Ảnh tư liệu lịch sử.

Xem thêm:

Vừa mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cuộc biểu tình Ngày Quốc tế Lao động (1-5) năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh (Nghệ An) tạo nên cao trào cách mạng 1930-1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Từ đó, đến ngày 1-5, hay trước sau ngày đó, những truyền đơn cờ đỏ vẽ hình búa liềm hiện ra ở các xí nghiệp, đồn điền, đường phố… cùng với những sách báo bí mật nói chuyện lịch sử ngày Ngày Quốc tế Lao động (1-5). Đặc biệt tại những nhà tù thực dân giam cầm các nhà cách mạng, mặc dù hoàn cảnh khó khăn, kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (1-5) vẫn được biểu hiện một cách tài tình trước mắt quân thù, hòa hợp với những cuộc đấu tranh rầm rộ ngoài đường phố.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *