Đơn xin nghỉ việc không chỉ trình bày lý do muốn chấm dứt hợp đồng lao động mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm của bản thân người lao động. Và đây là mẫu Đơn xin nghỉ việc thuyết phục nhất để bạn tham khảo.

Đang xem: Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức

*

Mục lục bài viết

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC (1)

Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (2)……………………

– Trưởng phòng Nhân sự (3)……………………

– Trưởng phòng (4).…………………………….

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………………

Chức vụ (5): ……………………………….. Bộ phận (6): …………………………………………..

Tôi làm đơn này với nội dung:

Tôi xin phép được thôi việc tại Quý Công ty kể từ ngày (7)….tháng…. năm… với lý do(8): ……………………………………………………………………….

Tôi rất hài lòng và lấy làm vinh dự lớn được làm việc tại đây trong thời gian qua. Hơn (9)…. năm làm việc, Quý Công ty đã hết sức tạo điều kiện giúp đỡ, cũng như cho tôi có được may mắn làm việc với những đồng nghiệp chân thành, dễ mến trong một môi trường làm việc năng động, thoải mái.

Những ngày tháng làm việc tại Quý Công ty đã giúp tôi có nhiều kinh nghiệm (10)…………………………………………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tin tưởng tôi trong suốt thời gian qua và kính chúc cho Công ty phát triển bền vững và đạt được nhiều thành công hơn mong muốn.

Rất mong Ban Giám đốc công ty xem xét và chấp thuận cho tôi được phép thôi việc.

Trong khi chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc, các tài sản, dụng cụ cho ông/bà (11): ………………………………………………………………………………………………………………..

Bộ phận (12): ………………………………………………………………………………………………

Các công việc được bàn giao (13): …………………………………………………

Tôi cam đoan sẽ bàn giao toàn bộ cho người có liên quan trước khi nghỉ việc.

Xin trân trọng cảm ơn!

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi: – ……………………………………………

– …………………………………………….

Họ và tên: ………………………………… Chức vụ: ………………………………………………

Đơn vị: …………………………………………………………………………….

Thời gian đã làm việc tại công ty…………………………………………………

Thời hạn hợp đồng lao động hiện tại………………………………………………

Giải trình lý do muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn………………

Bắt đầu chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày…………………………………….

Ý kiến của người quản lý trực tiếp………………………………………………..

Ý kiến của Phòng nhân sự…………………………………………………………

Ý kiến của Giám đốc điều hành…………………………………………………..

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC

Kính gửi: Ban Giám đốc công ty …………………………………………….. …..

Tôi tên là: ………………………………………………………………………………………………….

Hiện đang công tác tại…………………………………………………………….

Tôi làm đơn này, đề nghị Ban Gián đốc cho tôi xin nghỉ việc vì lý do: ……………………………………………………………………….……………

Trong thời gian chờ đợi sự chấp thuận của Ban Giám đốc Công ty, tôi sẽ tiếp tục làm việc nghiêm túc và tiến hành bàn giao công việc cũng như tài sản cho người quản lý trực tiếp của tôi là ông/bà…………………………………………………

Tôi xin chân thành cảm ơn!

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÔI VIỆC

Kính gửi: – ……………………………………….

– ………………………………………..

Tên tôi là: …………………………………………………………………………

Bộ phận: …………………………………………………………………………..

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi được thôi việc kể từ ngày……………………………………………………………….

Lý do xin thôi việc: ……………………………………………………………….

Tôi thực hiện việc báo trước là………… ngày, kể từ ngày làm đơn.

Tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho…………………………………………..

Tôi rất hài lòng vì thời gian được làm việc cho công ty. Cảm ơn Ban Giám đốc Công ty đã hỗ trợ và giúp đỡ.

Kính đề nghị Ban Giám đốc xem xét và giải quyết.

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN THÔI VIỆC

Kính gửi: – …………………………………………

– ………………………………………….

Tên tôi là………………………………………………………………………….

Xem thêm:

Bộ phận: …………………………………………………………………………..

Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám đốc Công ty chấp thuận cho tôi được thôi việc kể từ ngày……………………………………………………………….

Lý do xin thôi việc…………………………………………………………………

Tôi thực hiện việc báo trước là………… ngày, kể từ ngày làm đơn.

Tôi sẽ tiến hành bàn giao công việc cho………………………………………….

Tôi rất hài lòng vì thời gian được làm việc cho công ty. Cảm ơn Ban Giám đốc Công ty đã hỗ trợ và giúp đỡ.

Kính đề nghị Ban Giám đốc xem xét và giải quyết.

……, ngày …… tháng …… năm……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu Đơn xin nghỉ việc không lương

Theo quy định củaBộ luật Lao động2019, bên cạnh những ngày lễ tết, những ngày phép năm, mỗi năm, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫnhưởng nguyên lươngtrong một số trường hợp:

– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

– Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Ngoài ra, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Tuy nhiên, nếu như đã nghỉ hết số ngày nghỉ nêu trên mà có công việc đột xuất khác phải nghỉ dài ngày thì người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp (Ảnh minh họa)

Một số lưu ý khi viết Đơn xin nghỉ việc

Sử dụng ngôn ngữ lịch sự

Bạn ra đi khi không còn hứng thú với công ty hay có nhiều bất đồng với cấp trên… Dù là vì bất cứ lý do gì đi nữa thì công ty cũng là nơi cho bạn 01 công việc, trả lương cho bạn. Vì thế, khi ra đi hãy sử dụng ngôn ngữ lịch sự và chúc cho sự phát triển của công ty.

Nếu lịch sự, bạn sẽ nhận được sự đồng ý một cách thoải mái hơn, đồng thời cũng thể hiện bạn là người lịch sự và được đánh giá cao.

Tuân theo hợp đồng lao động

Nếu nghỉ việc không báo trước trong thời gian nhất định đã được quy định hoặc không tuân theo thời gian làm việc cam kết trước đó thì người lao động rất dễ bị làm khó. Chẳng hạn phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty hay gặp khó khăn khi xin nghỉ và khi xin việc tại công ty mới.

Bởi vậy nên bạn cần tuân theo quy định của Hợp đồng lao động bạn đã ký để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm của bản thân mình.

Cân nhắc kỹ càng trước khi gửi đơn

Bắt đầu một công việc mới không phải là điều dễ dàng. Vì thế, trước khi gửi đơn bạn cần cân nhắc những việc sau:

Nghỉ việc thời điểm này có hợp lý với công ty và với bản thân không?Bạn có thể tìm được công việc mới ngay sau khi nghỉ việc không?Bạn có thật sự “chán” công việc này không?Bạn có thể tìm được công việc khác tốt hơn với mức đãi ngộ cao hơn không?

Cân nhắc thời điểm nghỉ việc

Ngoài việc cân nhắc những lý do của bản thân, bạn cũng nên cân nhắc việc bạn nghỉ có ảnh hưởng tới công ty không? Chẳng hạn, công ty đang không có đủ nhân sự mà công việc dồn dập thì việc bạn ra đi có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới công ty như thế nào. Từ đó, cân nhắc việc ở lại thêm thời gian và kéo dài thời gian báo trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động.

Những điều nên có trong đơn xin nghỉ việc

Những nội dung này là những nội dung “mềm” có thể có hoặc không trong Đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, nếu bổ sung những nội dung sau đây bạn sẽ nhận được nhiều thiện cảm từ phía công ty:

Những kinh nghiệm, những điều tốt đẹp mà bạn có được trong thời gian làm việc tại công ty.Nêu ra sự trưởng thành của bản thân.Gửi lời cảm ơn tới đồng nghiệp, lãnh đạo… những người đã giúp đỡ bạn trong thời gian làm việc tại công ty.Bày tỏ mong ước công ty có thể phát triển hơn trong tương lai.Giải thích lý do ra đi một cách trung thực nhưng cũng có thể nói tránh nếu lý do đó làm sếp cũ của bạn “phật ý”.Có thể đề cử người thay thế phù hợp.

Những điều cần làm trước khi nghỉ việc

Không chỉ có rất nhiều lưu ý trong quá trình nghỉ việc, người lao động còn phải lưu ý những điều sau trước khi gửi Đơn xin nghỉ việc đến lãnh đạo công ty:

– Giữ bí mật

– Lưu trữ hồ sơ, dự án hay công việc bạn đang làm

– Dọn dẹp máy tính

– Sử dụng hết ngày phép

– Viết thư tạm biệt với đồng nghiệp và sếp: Hãy thật lòng cảm ơn họ để tạo ấn tượng tốt nhất dù bạn không còn làm việc ở đó nữa bởi có thể sau này lại có cơ hội tiếp tục làm việc với nhau.

– Chuẩn bị tinh thần về việc công ty có thể sẽ giữ chân bạn

– Tránh bàn tán.

Tại sao phải viết đơn xin nghỉ việc?

Nếu như khi xin việc, người lao động phải viếtđơn xin việcthì khi nghỉ họ cũng phải viết đơn xin nghỉ việc. Nghỉ việc đúng trình tự thủ tục, cùng đơn xin nghỉ việc hay sẽ tạo cho doanh nghiệp và đồng nghiệp có ấn tượng tốt về người lao động, thể hiện trình độ và cách làm việc chuyên nghiệp, giúp việc chấm dứt hợp đồng lao động được thuận tiện, nhanh chóng.

Đặc biệt, nhiều cơ quan, doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động mới luôn yêu cầu có nhận xét của đơn vị cũ, chính vì vậy, đơn xin nghỉ việc lúc này là yếu tố cuối cùng để gây thiện cảm với cấp trên trước khi nghỉ việc.

Ngoài ra, để nhận đủ lương và các chế độ trợ cấp, người lao động nghỉ việc phải thông báo trước và được sự đồng ý của người có thẩm quyền. Chính vì vậy, đơn xin thôi việc sẽ thay cho lời thông báo tới người sử dụng lao động, nếu không sẽ bị coi làđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luậtvà phải chịuhậu quả.

Nghỉ trong thời gian thử việc có cần viết đơn?

Theo quy định tạiĐiều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

Tùy thuộc và tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tối đa có thể lên đến:

– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;

– Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

– Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Ngoài ra, Điều 27 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:

Trong thi gian th vic, mi bên có quyn hy b hp đng th vic hoc hp đng lao đng đã giao kết mà không cn báo trước và không phi bi thường.

Như vậy, việc viết đơn xin nghỉ việc trong thời gian thử việc là không bắt buộc. Tuy nhiên,trên thực tế, nếu thấy công việc không phù hợp và không muốn tiếp tục công việc nữa, người lao động nên thông báo cho người quản lý trực tiếp để thể hiện sự tôn trọng của người lao động đối với công ty và để phía công ty có thể đưa ra chính sách về nhân sự phù hợp khi bạn quyết định nghỉ việc.

Từ 2021, nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường?

Hiện nay, theo quy định tại Điều 43 Bộ luật Lao động 2012, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Nếu trong quá trình làm việc, người lao động ký hợp đồng đào tạo nghề thì còn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, từ 2021, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019 dưới đây, người lao động không phải báo trước khi nghỉ việc:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc khi có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;

– Đủ tuổi nghỉ hưu;

– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm, điều kiện, thời giờ, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động;

– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Như vậy, từ năm 2021, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định cụ thể 07 trường hợp người lao động được nghỉ việc không cần báo trước mà không phải bồi thường.

Một số lý do xin nghỉ việc chính đáng

Người lao động có thể có nhiều lý do nghỉ việc chính đáng. Có thể tham khảo một số lí do sau:

+ Thay đổi chỗ ở, chuyển nhà xa nơi làm việc hiện tại;

+ Ốm đau, bệnh tật: bản thân hoặc người nhà bị bệnh phải nghỉ việc để chăm sóc thời gian dài;

+ Không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Áp lực công việc, năng lực không đáp ứng công việc được giao;

+ Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, không có cơ hội phát triển, thăng tiến;

+ Không được trả lương đủ và đúng hạn trong thời gian dài;

+ Có cơ hội làm việc tốt hơn, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc;

+ Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: dự định mới trong nghề nghiệp hoặc muốn làm việc ở môi trường khác;

+ Cần tập trung vào việc học, nâng cao kiến thức, trình độ.

Xem thêm:

Lý do xin nghỉ nên tránh sử dụng

Dù trong quá trình làm việc, người lao động gặp nhiều điều không vừa ý và chính những lý do ấy khiến bạn không thể tiếp tục làm việc ở công ty ấy thì bạn cũng vẫn nên tránh những lý do như: do khối lượng công việc quá nặng, bất đồng quan điểm làm việc với đồng nghiệp và cấp trên; do chưa vừa ý với sếp…

Quy trình xin nghỉ việc đúng luật

Người lao động xin nghỉ việc đúng luật cần tiến hành các bước sau theo đúng thứ tự:- Nộp đơn xin nghỉ việc trước khi nghỉ theo đúng thời hạn quy định.Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn sau:

+ Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng;

+ Ít nhất 45 ngày đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.- Bàn giao công việc và tài sảnKhi đơn xin nghỉ việc được duyệt, người lao động phải bàn giao công việc mình đang làm cho cá nhân khác trong công ty. Công ty có nghĩa vụ cử người phù hợp nhận bàn giao công việc vàtài sản. Người lao động có trách nhiệm hướng dẫn công việc, quy trình và cách xử lý công việc cho người kế nhiệm.- Nhận các loại trợ cấp, giấy tờ từ công ty (nếu có).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *