Địa chỉ ủng hộ trực tuyến kinh phí, nguồn lực cho công tác phòng chống dịch COVID-19: vandongxahoi.mattran.org.vn
umakarahonpo.comPortal – Lúc sinh thời, với cương vị là Chủ tịch nước dù bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ vẫn luôn dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cho Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ. Trong 9 lần Bác Hồ về thăm tỉnh, có 2 lần Bác đến thăm Đền Hùng. Hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Khu Di tích lịch sử Đền Hùng tuy ở hai thời điểm khác nhau, song những lời dạy bảo, căn dặn của Bác vẫn còn vẹn nguyên giá trị, trở thành lời hịch thiêng liêng, động lực tinh thần to lớn thôi thúc Đảng bộ, chính quyền và nhân dân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đoàn kết một lòng, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị vững mạnh, quê hương ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.

Đang xem: Hồ chí minh đến thăm đền hùng lần đầu tiên, vào thời gian nào?

*

Bác Hồ gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Giếng (Ảnh tư liệu)

Tự hào 2 lần đón Bác về thăm Đền Hùng

Tại Đền Giếng, trong khi nói chuyện, Bác đã căn dặn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong khi vào thành phố phải giữ gìn quân phong, tránh sa ngã, cám dỗ trước những “viên đạn bọc đường”. Người nhấn mạnh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là lời dặn dò tâm huyết của Bác không chỉ đối với cán bộ, chiến sĩ về tiếp quản Thủ đô, mà còn xác định ý thức trách nhiệm đối với quê hương, đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

*

Cán bộ, đoàn viên thanh niên Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ nghe giới thiệu câu chuyện những lần Bác Hồ về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng

Sinh ra, lớn lên và gắn bó trọn cuộc đời trên mảnh đất Hy Cương – nơi có Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, ông Triệu Văn Hồng, 84 tuổi ở khu 2, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì luôn cảm thấy tự hào, phấn khởi trước sự đổi thay của mảnh đất nơi đây. Trong trí nhớ của ông, làng Cổ Tích xưa (xã Hy Cương ngày nay) cao vút những ngọn núi Hùng, núi Vặn, núi Trọc tạo thành “tam sơn cấm địa” được nhân dân thờ cúng và bảo vệ nghiêm ngặt. Những đồi sơn, sở, cọ, chè, sắn và những ngôi nhà bằng gỗ nằm yên bình bên những quả đồi bát úp. Làng Cổ Tích được các triều đại phong kiến phong cho là Trưởng tạo lệ, có trách nhiệm trông nom, đèn nhang, thờ cúng Miếu Thái Tổ Vua Hùng. Thôn Cổ Tích xưa giờ đang là các khu dân cư quanh trung tâm xã Hy Cương. Hằng năm, xã vẫn được tỉnh giao trọng trách rước kiệu lên Đền Thượng vào ngày chính lễ.

“Sinh ra và lớn lên tại nơi thờ tự Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, người dân nơi đây luôn tâm niệm, giáo dục con cháu phải gìn giữ văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của dân tộc ta, suốt đời trông coi lăng miếu Tổ tiên. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Đền Hùng ngày nay thay đổi hơn rất nhiều, ngày càng uy nghiêm, bề thế. Các công trình được tu sửa và xây dựng mới khang trang nhưng vẫn giữ được vẻ cổ kính, linh thiêng. Đặc biệt quang cảnh Đền Hùng ngày càng xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên, tạo cảm giác thoải mái cho mỗi người dân khi về thăm viếng Đền Hùng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh” – ông Triệu Văn Hồng chia sẻ.

Xem thêm:

Từ lời hiệu triệu đến sức mạnh dân tộc

Thực hiện lời căn dặn của Bác, trong suốt những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã không ngừng quan tâm đầu tư, tôn tạo, xây dựng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng tôn nghiêm, khang trang hơn, xứng tầm là nơi thờ tự Tổ tiên của cả nước. Trong giai đoạn 2016 – 2020, với số tiền đầu tư gần 350 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước và trên 100 tỷ đồng từ nguồn công đức của các tổ chức, cá nhân, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã xây dựng, tu bổ hàng chục công trình, dự án. Các di tích Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, Đền Giếng, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ, Đền Quốc Tổ Lạc Long Quân và nhiều công trình văn hóa khác được tôn tạo ngày càng khang trang, bề thế hơn, là nơi để hằng năm đồng bào từ khắp mọi miền đất nước và kiều bào ta ở nước ngoài hành hương về Đền Hùng để tưởng nhớ và tri ân công lao của Tổ tiên.

*

Không gian của rừng Quốc gia Đền Hùng tỏa bóng mát phục vụ người dân vềhành lễ

Làm theo lời căn dặn của Bác, các đồi trọc đều được trồng cây xanh, tạo nên môi trường sinh thái mát mẻ cho toàn khu vực. Vườn hoa, cây cảnh được trồng theo quy hoạch với nhiều loại cây quý dọc theo các đường dạo, trục hành lễ, sân lễ hội, xung quanh nhà bảo tàng, nhà làm việc của cơ quan và bao quanh các hồ nước, tạo nên cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn đối với đồng bào khi về thăm viếng mộ Tổ.

Đồng chí Lê Trường Giang – Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng hiện có tổng diện tích 845ha, trong đó diện tích rừng chiếm gần 540ha. Với diện tích rừng lớn, cùng nhiều loài cây bản địa, gỗ quý hiếm, nhiều cây có tuổi đời cao… tạo cho rừng Đền Hùng một hệ thực vật phong phú về chủng loại, đa dạng về sinh học. Hằng năm, Khu Di tích đã tiến hành trồng bổ sung, trồng dặm rừng với hàng trăm cây bản địa như: Chò chỉ, lát hoa, tếch, sưa, đa, đề gân to, sanh, nhội, sao đen… ; trồng bổ sung các khuôn viên vườn hoa, cây cảnh, cây bóng mát, tạo môi trường sinh thái luôn xanh – sạch – đẹp. Năm 2020 – 2021, Khu di tích tiến hành trồng bổ sung được trên 3.200 cây xanh, cây bản địa các loại. Đặc biệt, khu vực cây lưu niệm của các địa phương trong cả nước đã có nhiều loại cây đặc thù của ba miền Bắc – Trung – Nam được các tỉnh, thành phố mang về trồng trên Đất Tổ và sinh trưởng tốt, tạo cho cảnh quan Khu di tích hùng vĩ, ngút ngàn xanh như đúng như lời căn dặn của Bác.

67 năm qua, cùng với việc gìn giữ, xây dựng và phát huy các giá trị của Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ cùng đoàn kết một lòng, cụ thể hóa lời dạy của Bác trong từng nhiệm vụ chính trị cụ thể, nỗ lực phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống cho người dân. Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, Phú Thọ đã vươn mình trở thành tỉnh phát triển toàn diện, trong tốp đầu của khu vực Trung du miền núi phía Bắc với tốc độ tăng trưởng luôn duy trì cao hơn bình quân trung của cả nước. Kinh tế của tỉnh ngày càng vững với sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, bình quân 5 năm (2016 – 2020) đạt 7,86%.

Khắc ghi lời dạy của Bác, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Thọ đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa bền vững với một vị thế mới. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hằng năm đã trở thành lễ hội mẫu mực của cả nước, mang đậm đà bản sắc dân tộc, hấp dẫn du khách về với cội nguồn tri ân công đức Tổ tiên, là dịp để tỉnh quảng bá hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO vinh danh là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”; khẳng định nỗ lực, cố gắng của tỉnh Phú Thọ trong việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trên quê hương Đất Tổ.

Xem thêm:

*

Quang cảnh thành phố Việt Trì

Phú Thọ tự hào vì có Đền Hùng và vinh dự thay mặt đồng bào cả nước chăm lo, giữ gìn tài sản văn hóa lịch sử vô giá của dân tộc. Hơn thế nữa, Đền Hùng – Phú Thọ còn là nơi chứng kiến, lưu giữ những lời căn dặn sâu sắc của Bác. Những lời “hiệu triệu” đó vang vọng khắp núi sông, thúc giục mỗi người dân Đất Việt nối tiếp truyền thống cha ông, góp sức mình xây dựng đất nước mãi mãi trường tồn.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *