Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng Thư ký mới của Liên hợp quốc: Vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và giải quyết vấn
Đề bài:
Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng Thư ký mới của Liên hợp quốc: Vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và giải quyết vấn đề đó như thế nào?
Mẫu số 1
Thưa ngài António Guterres – Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!
Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư.
Đang xem: Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho tổng thư ký mới của liên hợp quốc
Là một cố vấn bên cạnh ngài, tôi hiểu ngài muốn bắt tay ngay lập tức vào việc giải quyết các vấn đề nóng của thế giới mà LHQ có trách nhiệm.
Thưa ngài Antonio Guterres,
Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.
Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất được đề cập đến chính là xóa nghèo, xóa đói.
Trong số 7,6 tỷ người trên thế giới hiện nay, có hơn 631,8 triệu người sống trong tình trạng nghèo cùng cực, là những người có thu nhập dưới 3,2 USD/ ngày. Tuy mỗi ngày có hơn 56.000 người thoát khỏi tình trạng trên, song cũng có thêm hơn 11.000 người khác rơi xuống ngưỡng nghèo cùng cực.
Dù một số khu vực đã có tiến bộ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của cộng đồng quốc tế, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chật vật trong cuộc chiến chống đói nghèo, thậm chí còn đang phải trải qua nạn đói nghiêm trọng. Theo LHQ, năm 2017 là năm thứ ba liên tiếp thế giới chứng kiến sự gia tăng của nạn đói và số người suy dinh dưỡng. Khoảng 11% dân số thế giới, tương đương 821 triệu người, đang thiếu ăn trầm trọng.
Các nước châu Phi ở vùng cận Sahara là khu vực có tỷ lệ đói nghèo cao nhất, cứ bốn người thì có một người đói. Trong đó, chỉ riêng tại Nam Sudan, có hơn 1,1 triệu người bị xếp vào tình trạng đói nghèo, hơn 100.000 người đang đứng trước nguy cơ tử vong vì suy dinh dưỡng. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của LHQ (FAO) cảnh báo, khoảng 40% dân số của Nam Sudan đang cần hỗ trợ lương thực, nông nghiệp và dinh dưỡng khẩn cấp. Ông Serge Tissot, đại diện FAO tại Nam Sudan cho biết: “Nhiều gia đình đã cạn kiệt mọi nguồn lực và phương tiện sống, không có đất đai, hoa mầu, tài nguyên hay tiền của dự trữ”.
Nguyên nhân chính của nạn đói tại Nam Sudan là do chiến tranh và xung đột đã nhiều năm. Cuộc chiến tranh giành quyền lực bùng phát tại đây từ năm 2013 khiến hơn ba triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa để đi lánh nạn. Theo ông Tissot, cư dân Nam Sudan chủ yếu là nông dân, nên một khi chiến tranh và xung đột nổ ra thì họ mất đất đai, cây trồng, vật nuôi, thậm chí cả công cụ canh tác. “Trong một thời gian dài, người dân phải sống dựa vào thu hái các loại cây cỏ từ tự nhiên, những loại cây có thể ăn được và cá có thể bắt được cũng dần cạn kiệt”, ông nói.
Xung đột kéo dài đã khiến người nông dân không thể tiếp tục trồng trọt trên mảnh đất của mình, ngay cả ở các khu vực đất đai mầu mỡ trước đây. Trải qua nhiều năm sản lượng cây trồng và chăn nuôi giảm mạnh, người dân Nam Sudan phải phụ thuộc các nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm từ bên ngoài. Trong khi đó, lạm phát tăng vọt khiến giá lương thực, thực phẩm cơ bản lại càng leo thang. Vừa không có nguồn thu, không có công ăn việc làm ổn định, vừa phải bỏ tiền ra mua nhu yếu phẩm, phần lớn người dân đã rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực.
Thưa ngài,
Hiện nay tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở hai khu vực là châu Á và châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh…. Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam – đất nước tôi, nhiều năm qua, chính phủ đã không ngừng nỗ lực giảm tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân. Theo tiêu chí cũ, từ 1993, Việt Nam còn 58% hộ nghèo thì đến 2015, giảm còn 4,45%, nếu theo chuẩn nghèo đa chiều tỷ lệ này tương đương với 9,92%. Việt Nam đã về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trong bối cảnh toàn thế giới hiện vẫn còn trên 1 tỷ người nghèo, chủ yếu là ở vùng nông thôn.
Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam là không thể phủ nhận khi chủ động đưa vấn đề xóa đói giảm nghèo vào các chính sách của Nhà nước, đồng thời vận động, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Song, ở đất nước Việt Nam cũng tồn tại những mô hình hỗ trợ đói nghèo cực kỳ thú vị và hữu ích, mà tôi xin được chia sẻ với ngài dưới đây.
Cuối năm 2011 – 1 nhà báo của Việt Nam – ông Trần Đăng Tuấn có thành lập một dự án nhỏ để giúp các em học sinh ở một vùng dân tộc có thêm những bữa ăn có thịt. Dự án này đã lớn mạnh nhanh chóng ngoài dự kiến ban đầu của những người khởi xướng và Quỹ trò nghèo vùng cao với chương trình trọng tâm “Cơm có thịt” đã ra đời!
Quỹ này hoạt động với lời kêu gọi đơn giản “Chương trình “CƠM CÓ THỊT” – Để nhiều em bé được ăn cơm ngon hơn, mặc áo ấm hơn… cần nhiều người chung tay, mỗi người một chút, ít thôi nhưng đều đặn!” Quỹ sẽ hỗ trợ tiền để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn tại lớp tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Khởi điểm ban đầu là mang đến cho các em nhỏ vùng khó khăn những bữa cơm có đủ dinh dưỡng – xóa đói, quỹ đã dần tiến tới hỗ trợ xây dựng phòng học, ký túc xá, bếp ăn, đồ dùng, vật dụng học tập cần thiết cho học sinh, các phương tiện nâng cao đời sống tinh thần của học sinh, giáo viên vùng cao.
Thưa ngài, chỉ 4 năm sau khi ra đời, chương trình Cơm có thịt đã góp phần xóa đói thiết thực cho hàng ngàn học sinh nghèo trên khắp Việt Nam. Số tiền quyên góp cho dự án đã lên tới vài triệu USD. Đặc biệt, đây là một dự án có sức lan tỏa lớn. Từ Việt Nam, Cơm có thịt đã có mặt tại Australia, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc…và nhiều đất nước khác. Với tiêu chí hoạt động công khai tài chính, tôi tin rằng Cơm có thịt sẽ còn tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt vai trò của mình.
Xem thêm: Thủ Tướng Kỷ Luật Thứ Trưởng Bộ Tài Chính Huỳnh Quang Hải Bỏ Vợ
Thưa ngài,
Hiện nay tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở hai khu vực là châu Á và châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh…. Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.