MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK ——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Số: 15/2022/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 25 tháng 4 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆPHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊNĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địaphương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổchức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Du lịch số09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày17 tháng 7 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vậntải bằng xe ô tô;

Căn cứ Nghị định 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của LuậtDu lịch;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của LuậtBảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiquy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vậntải đường bộ; Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởngBộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số12/2020/TT-BGTVT ;

Căn cứ Thông tư số87/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệmôi trường đối với xe ô tô;

Căn cứ Thông tư số 90/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩnkỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô khách thành phố;

Căn cứ Thông tư số26/2019/TT-BGTVT ngày 01 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tậttiếp cận sử dụng và 05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô,mô tô, xe gắn máy;

Căn cứ Thông tư số46/2015/TT-BGTVT ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiquy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xequá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêutrọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham giagiao thông trên đường bộ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.

Đang xem: Danh sách các điểm bán vé tập xe buýt năm 2017

Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạtđộng vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứngnhu cầu đi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp, hướngdẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan thuộctỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cánhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: – Văn phòng Chính phủ (để b/c); – Bộ Giao thông Vận tải; – Cục Kiểm tra VBQPPL – Bộ Tư pháp; – Thường trực Tỉnh ủy (để b/c); – ĐĐBQH và HĐND tỉnh (để b/c); – Vụ Pháp chế – Bộ Giao thông vận tải; – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; – Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; – Như Điều 3; – Sở Tư pháp; – Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk; – Báo Đắk Lắk; – TT CN và CTTĐT tỉnh; – Công báo tỉnh; – VP UBND tỉnh: Các PCVP; các P, TT; – Lưu: VT, CN(Hg.70).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Phạm Ngọc Nghị

QUY ĐỊNH

VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢIHÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2022 củaỦy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh

1. Quy định này quy định việc quản lýhoạt động vận tải hành khách đường bộ trong đô thị đối với xe buýt, xe ô tôtheo tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe ô tô vận tải khách du lịch; hoạt độngvận tải hàng hóa bằng xe ô tô; hoạt động vận tải phục vụ vệ sinh môi trường; hoạtđộng vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải thông thường, vật liệu xây dựngcho các công trình xây dựng; tỷ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầuđi lại của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Những nội dung không được đề cập tạiquy định này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành có liênquan.

Điều 2. Đối tượngáp dụng

Quy định này áp dụng đối với các tổchức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và hoạt động vận tải hành khách đường bộtrong đô thị đối với xe buýt, xe ô tô theo tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng,xe ô tô vận tải khách du lịch; hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; hoạt độngvận tải phục vụ vệ sinh môi trường; hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại, chấtthải thông thường, vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnhĐắk Lắk.

Điều 3. Yêu cầuchung đối với phương tiện hoạt động vận tải

1. Xe ô tô tham gia hoạt động vận tảihành khách, hàng hóa thông thường, chất thải không nguy hại phải bảo đảm đủ điềukiện về phương tiện tham gia giao thông đường bộ quy định đối với xe ô tô tạikhoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và điều kiện kinh doanh vận tảibằng xe ô tô quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020của Chính phủ, quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô.

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải lắp thiết bị giám sát hànhtrình, lắp đặt camera theo quy định tại Điều 12, khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ; việc quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắptrên xe ô tô tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số02/2021/TT-BGTVT ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảisửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạtđộng vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

3. Đối với xe ô tô vận tải chất thảinguy hại, xe ô tô vận tải hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguyhiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Chương II

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNGVẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ

Điều 4. Hoạt độngvận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo tuyến cố định

1. Quy định đối với xe buýt:

a) Xe ô tô buýt vận tải hành kháchtheo tuyến cố định phải đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số10/2020/NĐ-CP ; Điều 29 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT và được sửa đổi tại khoản5, khoản 6 Điều 1 Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT ; QCVN 10:2015/BGTVT – Quy chuẩnkỹ thuật Quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối vớixe ô tô khách thành phố, ban hành kèm theo Thông tư số 90/2015/TT-BGTVT ngày 31tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

b) Phương tiện ô tô khách thành phố,xe buýt có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuậttheo QCVN 82:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ô tô khách thành phố đểngười khuyết tật tiếp cận sử dụng, ban hành kèm theo Thông tư số26/2019/TT-BGTVT ngày 01 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tảiban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tậttiếp cận sử dụng và 05 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng, linh kiện ô tô,mô tô, xe gắn máy như: Yêu cầu kỹ thuật về khả năng tiếp cận của xe lăn, yêu cầuvề khả năng tiếp cận khác như: sàn và lối đi dọc xe, bàn nâng xe lăn và cầu lênxuống xe, ghế ưu tiên, bậc lên xuống, tay vịn, tay nắm, thông tin và hệ thống hạthấp chiều cao xe. Khuyến khích các loại xe buýt sử dụng nhiên liệu làm giảm ônhiễm môi trường.

2. Tuyến, số hiệu tuyến, hành trình, tầnsuất chạy xe:

a) Tuyến xe buýt có các loại tuyến:Tuyến xe buýt có hành trình trong phạm vi đô thị là các tuyến có hành trình điểmđầu và cuối kết thúc trong phạm vi đô thị; Tuyến xe buýt có hành trình kết hợplà các tuyến có hành trình điểm đầu và cuối kết thúc trong phạm vi đô thị vàcác khu dân cư, kinh tế, trung tâm hành chính thuộc địa bàn tỉnh, liên tỉnh;

b) Số hiệu tuyến, hành trình, tần suấtchạy xe trên các tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề thực hiện theo Quyết định củaUBND tỉnh về việc công bố Danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh,mạng lưới tuyến xe buýt nội tỉnh và liền kề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

c) Trong quá trình vận hành, khaithác khi cần mở rộng mạng lưới tuyến vận tải khách bằng xe buýt, đặc biệt đối vớicác đô thị loại I đến loại IV, Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vịliên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung danh mục mạng lướituyến. Việc công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt và nội dung công bốthực hiện theo quy định tại Điều 32 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT .

3. Điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýt:

a) Điểm đầu, điểm cuối tuyến xe buýtphải được bố trí ở nơi thuận lợi, bảo đảm an toàn giao thông, đáp ứng các quy địnhtại khoản 1 Điều 30 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ; tuân thủ quy định về tổchức giao thông trong đô thị;

b) Tại điểm đầu, điểm cuối tuyến xebuýt và trạm chuyển tiếp phải có nhân viên điều hành để hướng dẫn hành khách,kiểm tra, phối hợp hoạt động của xe buýt trên tuyến và thông tin liên lạc để tiếpnhận ý kiến phản ánh của hành khách, ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý tuyến.

c) Các thông tin quảng cáo tại các điểmđầu, điểm cuối, các nhà chờ xe buýt, phải thực hiện đúng các quy định hiệnhành, đảm bảo mỹ quan.

4. Điểm dừng đón trả khách và nhà chờxe buýt:

a) Điểm dừng đón trả khách và nhà chờxe buýt phải đáp ứng các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều30 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ; Điểm dừng xe buýt, khu vực xe buýt dừng đón,trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trênbiển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, tên tuyến (điểm đầu – điểmcuối), hành trình tuyến rút gọn ở phía sau biển báo;

b) Tại các điểm dừng xe buýt trong đôthị nếu có bề rộng hè đường từ 5 mét trở lên và ngoài đô thị nếu có bề rộng lềđường từ 2,5 mét trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt;

c) Tại các nhà chờ xe buýt phải niêmyết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thờigian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến, bảnđồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến xe buýt;

d) Xe buýt được ưu tiên bố trí nơi dừng,đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga sân bay, bến thủy nội địa, khu du lịch,điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa,thể thao, trung tâm thương mại, đầu mối giao thông và các địa điểm kết nối vớicác phương thức vận tải khác; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông đôthị.

5. Đầu tư xây dựng và quản lý kết cấuhạ tầng phục vụ hoạt động xe buýt.

a) Hệ thống điểm dừng xe buýt, nhà chờ,biển báo hiệu, vạch sơn kẻ đường phải được xây dựng lắp đặt tại những địa điểm,vị trí thuận lợi; có kiểu dáng, kích thước theo thiết kế mẫu do Sở Giao thông vậntải quy định; bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan. Khuyếnkhích đầu tư xây dựng vạch tín hiệu giao thông bằng vạch cảm ứng hoặc nút ấnkèm theo tín hiệu âm thanh.

b) Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng vànhà chờ xe buýt phải được xây dựng đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật tiếpcận sử dụng.

6. Hoạt động của xe buýt trong đô thị:

a) Thực hiện theo quy định tại Điều53, Điều 67 và Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; tuân thủ quy định vềtổ chức giao thông trong đô thị;

b) Thời gian xe buýt hoạt động trong ngàycủa từng tuyến được quy định trong biểu đồ chạy xe. Căn cứ vào biểu đồ chạy xe,xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng, đỗ đúng nơi quy định nhưtrong nội dung công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.

7. Công tác quản lý hoạt động vận tảikhách bằng xe buýt trong đô thị tuân thủ các quy định tại Điều 33 của Thông tưsố 12/2020/TT-BGTVT ; các quy định về tổ chức giao thông trong đô thị.

Điều 5. Hoạt độngvận tải hành khách theo tuyến cố định

1. Thực hiện theo các quy định tại Điều53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Điều 4, Điều 5 Nghị địnhsố 10/2020/NĐ-CP ; Mục 2, Mục 3 Chương IV Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT .

2. Chạy đúng lộ trình đã được công bố;Đối với các lộ trình tuyến có điểm đầu, cuối tại tại bến xe nằm trong khu vực nộiđô, các loại xe ô tô khách chở người trên 30 chỗ ngồi và ô tô khách giường nằmcó kích thước giới hạn tương đương với ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi phảituân thủ theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông trong đô thị, tuân thủ thờigian được phép lưu thông trong đô thị theo quy định tại khoản 4 Điều 10 của Quyđịnh này.

3. Dừng, đón, trả khách tại bến xe đầu,cuối và các điểm dừng đón trả khách tuyến cố định dọc theo hành trình tuyến đãđược công bố.

4. Không chở hàng cồng kềnh trên muixe.

5. Có biện pháp giữ gìn vệ sinh, bốtrí thùng rác trên xe, không để hành khách vứt rác xuống lòng, lề đường.

Điều 6. Hoạt độngvận tải khách du lịch bằng xe ô tô, vận tải khách theo hợp đồng

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải kháchdu lịch, vận tải khách theo hợp đồng phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 7,khoản 1 Điều 8 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ; Điều 43 Thông tư số12/2020/TT-BGTVT .

2. Hoạt động vận tải khách du lịch phảithực hiện các quy định tại Điều 53, Điều 67, Điều 68 Luật Giao thông đường bộnăm 2008; Điều 7, Điều 8 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ; Điều 45, Điều 46, Điều 47Luật Du lịch năm 2017 và Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20 Nghị định số168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, quy định chi tiết một sốđiều của Luật Du lịch.

3. Hoạt động vận tải khách du lịch đượchoạt động không hạn chế thời gian trên các tuyến giao thông dẫn tới các điểm dulịch, khi lưu thông trong đô thị. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phục vụ cácnhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chức năng,xe ô tô vận tải khách du lịch không được đón, trả khách ngoài các địa điểm ghitrong hợp đồng.

4. Hoạt động vận tải hành khách theohợp đồng tuân thủ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 vàkhoản 7 Điều 7 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Ngoài hoạt động cấp cứu người, phụcvụ các nhiệm vụ khẩn cấp như thiên tai, địch họa theo yêu cầu của lực lượng chứcnăng, xe ô tô vận chuyển hành khách theo hợp đồng không được đón, trả kháchngoài các địa điểm ghi trong hợp đồng.

Điều 7. Hoạt độngvận tải hành khách bằng xe taxi

1. Xe ô tô kinh doanh vận tải hànhkhách bằng taxi phải đáp ứng được các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3Điều 6 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ; Điều 38 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT , đượcsửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT .

2. Các quy định về điểm dừng đón, trảkhách, điểm đỗ xe taxi thực hiện theo quy định tại Điều 39 Thông tư số12/2020/TT-BGTVT. Điểm đỗ xe taxi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gồm có hai loại: Điểmđỗ xe taxi do doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách bằng xe taxi tổ chức,quản lý; Điểm đỗ xe taxi công cộng do Sở Giao thông vận tải tổ chức và quản lý.

3. Yêu cầu đối với các điểm dừng đón,trả khách, điểm đỗ xe taxi phải đảm bảo an toàn và trật tự giao thông, khônggây ùn tắc giao thông, phù hợp với tổ chức giao thông trong đô thị; bảo đảm yêucầu về phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và được báo hiệu bằng biển báo,vạch sơn kẻ đường theo quy định.

4. Hoạt động của xe taxi trong đô thị:

a) Thực hiện theo quy định tại Điều53, Điều 67, Điều 68 và Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các quy địnhtại Điều 13, Điều 17 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và các quy định tại Điều 3 củaQuy định này;

b) Người lái xe taxi khách và hànhkhách đi xe có thể thỏa thuận vị trí đón, trả khách nhưng phải chấp hành cácquy định về bảo đảm an toàn giao thông, tổ chức giao thông đô thị;

c) Trong thời gian đỗ xe chờ đónkhách, các xe chỉ được đỗ xe tại các điểm đỗ xe theo quy định;

d) Xe taxi được ưu tiên bố trí nơi dừng,đỗ để đón, trả khách tại các bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, khu du lịch, điểmdu lịch, cơ sở lưu trú du lịch, điểm tham quan du lịch, địa điểm văn hóa, thểthao, trung tâm thương mại; được ưu tiên hoạt động khi tổ chức giao thông tạiđô thị.

Điều 8. Hoạt độngvận tải hàng hóa bằng xe ô tô

1. Hoạt động vận tải hàng hóa siêutrường, siêu trọng:

a) Hoạt động vận tải hàng hóa siêutrường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng cókích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời;

b) Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường,siêu trọng, lái xe phải mang theo Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quákhổ giới hạn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng còn hiệu lực do cơquan có thẩm quyền cấp. Trong trường hợp vận tải có lộ trình đi vào, ra đô thịthì lộ trình lưu thông trong đô thị phải được ghi rõ thông tin trong Giấy phéplưu hành xe; phải chấp hành các quy định về tổ chức giao thông đô thị tại địaphương (nếu có) như quy định về tuyến đường, thời gian hoạt động của các loạiphương tiện trên như các quy định tại khoản 5 Điều này.

2. Hoạt động vận tải hàng hóa bằngcông-ten-nơ:

a) Hoạt động vận tải hàng hóa bằngcông-ten-nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vậnchuyển công-ten-nơ;

b) Khi vận chuyển hàng hóa bằngcông-ten-nơ có lộ trình đi vào, ra đô thị thì phải chấp hành các quy định về tổchức giao thông đô thị tại địa phương (nếu có) như quy định về tuyến đường, thờigian hoạt động của các loại phương tiện trên như các quy định tại khoản 5 Điềunày.

3. Hoạt động vận tải hàng nguy hiểm:

a) Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứacác chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sứckhỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Tổ chức, cá nhân vậnchuyển hàng nguy hiểm phải có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan cóthẩm quyền cấp và phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện, năng lực về bảo vệ môi trườngtheo quy định của pháp luật;

b) Phương tiện vận chuyển hàng nguyhiểm phải gắn thiết bị giám sát hành trình; có các thùng kín chuyên dụng chứahàng nguy hiểm, bảo đảm không không gây nguy hại đến môi trường và bảo đảm antoàn giao thông;

c) Phương tiện vận tải hàng hóa nguyhiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiềuloại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng các loạihàng hóa đó;

d) Xe vận chuyển hàng nguy hiểm khôngđược dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm.

4. Hoạt động vận tải hàng hóa thôngthường bằng xe ô tô:

a) Hoạt động vận tải hàng hóa thôngthường là hình thức vận tải hàng hóa trừ các hình thức vận tải quy định tại cáckhoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phảiđáp ứng các quy định tại khoản 6 Điều 9 và Điều 14 của Nghị định số10/2020/NĐ-CP ; Điều 46 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ;

b) Phạm vi hoạt động vận tải hàng hóathông thường trong đô thị phải tuân thủ các quy định về tổ chức giao thông đôthị tại địa phương (nêu có) như quy định về tuyến đường, thời gian hoạt động củacác loại phương tiện trên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này và khoản7 Điều 10 của Quy định này;

c) Hàng hóa trên xe phải xếp gọn gàngvà chằng buộc chắc chắn bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển;

d) Nếu vận chuyển hàng rời phải đượcche đậy kín, không để rơi, vãi xuống đường. Trường hợp để rơi, vãi xuống đườngthì người vận tải phải có trách nhiệm khắc phục, thu dọn ngay và đồng thời cónhững biện pháp báo hiệu, ngăn chặn không để xảy ra tai nạn giao thông, gây ônhiễm môi trường.

đ) Hoạt động vận tải hàng hóa bằng xetaxi tải là việc sử dụng xe ô tô có trọng tải từ 1,5 tấn trở xuống để vận chuyểnhàng hóa và người thuê vận tải trả tiền cho lái xe theo đồng hồ tính tiền hoặctheo phần mềm tính tiền trên xe. Mặt ngoài hai bên thành xe hoặc cánh cửa xeniêm yết chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh.

5. Phạm vi hoạt động vận tải hàng hóatrong đô thị:

a) Thực hiện theo quy định tại Điều53, Điều 67, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các quy định tại Điều9, Điều 14 Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ;

b) Hoạt động đúng thời gian, đúng tuyếnđường được quy định cho từng loại xe, trên cơ sở tuân thủ hiệu lệnh, chỉ dẫn củahệ thống báo hiệu đường bộ; phải đúng tuyến đường được quy định trong nội dunghợp đồng vận tải hàng hóa được ký với chủ hàng hoặc giấy vận tải;

c) Khi đỗ xe để xếp, dỡ hàng hóa phảiđúng vị trí được phép đỗ xe và phải đảm bảo an toàn giao thông, tuân thủ cácquy tắc về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ và trên đường phố tại Điều 18, Điều 19Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

d) Thời gian và loại phương tiện vậntải hàng hóa bằng xe ô tô trong đô thị được quy định tại khoản 7 Điều 10 củaQuy định này. Trong trường hợp cần thiết các phương tiện lưu thông vượt quá tảitrọng được phép lưu thông theo thời gian trong đô thị được quy định tại khoản 7Điều 10 của Quy định này thì phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩmquyền cấp. Quy định về việc cấp, thẩm quyền cấp giấy phép lưu hành xe thực hiệntheo quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 22 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày07 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng,khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xebánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếphàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đườngbộ.

Điều 9. Hoạt độngvận tải phục vụ vệ sinh môi trường; vận chuyển vật liệu, chất thải từ hoạt độngthi công xây dựng; vận chuyển chất thải nguy hại trong đô thị

1. Hoạt động vận tải phục vụ vệ sinhmôi trường:

a) Phương tiện vận tải phải đáp ứngcác quy định tại Điều 53, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Các phươngtiện vận tải phục vụ vệ sinh môi trường phải là các loại xe chuyên dùng hoặc cócông năng phù hợp;

b) Rác thải, chất thải thông thườngtrên xe phải được che phủ kín, không để rơi, vãi xuống đường. Trường hợp đểrơi, vãi xuống đường thì người vận tải phải có trách nhiệm khắc phục, thu dọnngay và đồng thời có những biện pháp báo hiệu, ngăn chặn không để xảy ra tai nạngiao thông, gây ô nhiễm môi trường;

c) Việc vận chuyển chất thải trongsinh hoạt, chất thải lỏng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp, bảo đảmkhông làm rò rỉ, rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường;

d) Có biện pháp đảm bảo vệ sinh môitrường và không gây ô nhiễm.

2. Hoạt động vận chuyển vật liệu xâydựng, chất thải từ hoạt động thi công xây dựng:

a) Phương tiện vận tải phải đáp ứng cácquy định tại Điều 53, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Phương tiện vậntải vật liệu xây dựng, chất thải trong hoạt động xây dựng phải là các xe chuyêndùng hoặc có công năng phù hợp;

b) Việc vận chuyển vật liệu, chất thảitrong hoạt động xây dựng phải được thực hiện bằng phương tiện phù hợp. Vật liệu,chất thải trên xe phải được che phủ kín, bảo đảm không làm rò rỉ, rơi vãi xuốngđường gây ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông.

3. Hoạt động vận chuyển chất thảinguy hại:

a) Tổ chức, cá nhân vận chuyển chấtthải nguy hại phải có Giấy phép vận chuyển thu gom chất thải nguy hại do cơquan có thẩm quyền cấp; phải bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện, năng lực về bảo vệmôi trường theo quy định của pháp luật;

b) Phương tiện vận chuyển phải đủ điềukiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật, đáp ứng các quy định tạiĐiều 53, Điều 72 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Thiết bị chuyên dùng củaphương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng các quy định của pháp luậtvề vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và các yêu cầu của Tiêu chuẩn kỹ thuật quốcgia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đườngbộ;

c) Phương tiện vận chuyển chất thảinguy hại phải gắn thiết bị giám sát hành trình; có các thùng kín chuyên dụng chứachất thải nguy hại, bảo đảm không phát tán ra môi trường, không gây rò rỉ chấtthải ra bên ngoài;

d) Xe vận chuyển chất thải nguy hạikhông được dừng, đỗ ở nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm. Khi vậnchuyển chất thải nguy hại trong đô thị chỉ được lưu thông theo lộ trình đã đượccơ quan quản lý đường bộ cho phép.

4. Thời gian, phạm vi hoạt động cácloại xe vận tải phục vụ vệ sinh môi trường; xe ô tô vận chuyển chất thải thôngthường, chất thải nguy hại; xe ô tô vận chuyển vật liệu, chất thải trong hoạt độngthi công xây dựng trong đô thị phải tuân thủ các quy định có liên quan tại Điều10 của Quy định này.

Điều 10. Thờigian, phạm vi hoạt động cụ thể cho một số loại xe

1. Xe ô tô đưa đón cán bộ, nhân viên,công nhân, học sinh, sinh viên được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đườngtrong đô thị.

2. Ô tô chở khách theo hợp đồng, xetaxi, ô tô con được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị.

3. Ô tô chở khách du lịch (phương tiệnô tô vận tải khách du lịch có gắn biển hiệu): Được hoạt động 24/24 giờ trên cáctuyến đường trong đô thị, nhưng phải tuân thủ các quy định tại khoản 3 Điều 6 củaQuy định này.

Xem thêm: Giới Hạn Độ Tuổi Học Bằng Lái Xe Ô Tô Hạng C Phép Lái Xe Ô Tô Là Bao Nhiêu?

4. Ô tô khách hoạt động theo tuyến cốđịnh: Được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến cố định đã được công bố. Ngoàira, đối với xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và xe ô tô khách giường nằm cókích thước giới hạn tương đương với ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi phải tuânthủ theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông trong đô thị.

5. Ô tô phục vụ vệ sinh môi trường:Được hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường trong đô thị.

6. Xe máy thi công chỉ được hoạt độngtrong phạm vi quy định công trường, giới hạn hai đầu biển báo công trường. Xe ôtô chở vật liệu xây dựng, chất thải do hoạt động thi công xây dựng trong đô thịphải tuân thủ quy định như đối với phương tiện vận tải hàng hóa tại điểm khoản7 Điều này.

7. Phương tiện vận tải hàng hóa có khốilượng chuyên chở cho phép (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹthuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) từ 1,5 tấntrở xuống được hoạt động 24/24 giờ; phương tiện vận tải hàng hóa có khối lượngchuyên chở cho phép từ trên 1,5 tấn đến 3,5 tấn được lưu thông trong đô thị trừcác khoảng thời gian giờ cao điểm; phương tiện vận tải hàng hóa có khối lượngchuyên chở cho phép trên 3,5 tấn chỉ được phép lưu thông trong đô thị vào khoảngthời gian từ 22 giờ 00 phút tối hôm trước đến 06 giờ 00 phút sáng ngày hôm sau.

8. Xe máy chuyên dùng trừ xe máy thicông: Được phép hoạt động trong các khoảng thời gian ngoài giờ cao điểm, chỉ đượchoạt động trong phạm vi quy định, phải bảo đảm an toàn cho người, phương tiệnvà công trình đường bộ khi di chuyển.

9. Các loại xe phục vụ mục đích côngcộng: Xe thư báo, xe bảo trì, sửa chữa hệ thống báo hiệu đường bộ, điện lực, hệthống chiếu sáng, trang trí, viễn thông, xe sửa chữa ống nước, chăm sóc câyxanh trong đô thị được phép hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đôthị; Trong quá trình hoạt động phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vàvệ sinh môi trường.

10. Hoạt động chuyển hàng nguy hiểm,chất thải nguy hại phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường ngày17 tháng 7 năm 2020; chỉ được phép lưu thông theo lộ trình, thời gian nhất địnhđược quy định trong Giấy phép lưu hành xe (trong đô thị) do cơ quan có thẩm quyềncấp như quy định tại điểm d khoản 5 Điều 8, điểm a khoản 3 Điều 9 của Quy địnhnày; lộ trình lưu thông hạn chế đi qua khu vực đô thị, khu đông dân cư. Thờigian hoạt động từ 22 giờ 00 phút tối hôm trước đến 06 giờ 00 phút sáng ngày hômsau; trong quá trình hoạt động phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vàvệ sinh môi trường.

11. Nội dung quy định tại khoản 4,khoản 7 Điều này không áp dụng đối với các đoạn tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi quacác đô thị trên địa bàn tỉnh khi các đô thị này chua được xây dựng các tuyếntránh.

Chương III

PHƯƠNG TIỆN VẬNTẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Điều 11. Quy địnhvề phương tiện

1. Đủ điều kiện hoạt động theo quy địnhtại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP , Thông tư số 90/2015/TT-BGTVT , Thông tư số26/2019/TT-BGTVT .

2. Xe phải có tối thiểu 03 (ba) ghếưu tiên người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và có ít nhất 01 (một)chỗ dành cho xe lăn của người khuyết tật theo quy định.

3. Có trang thiết bị nâng hạ xe lănhoặc thiết bị nâng hạ sàn xe phục vụ người khuyết tật.

Điều 12. Tỷ lệphương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữmang thai

1. Đến năm hết năm 2022, doanh nghiệpvận tải đăng ký tham gia khai thác tuyến xe buýt, vận tải hành khách theo tuyếncố định trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải đảm bảo có 20% tổng số phương tiện đăngký hoạt động trên tuyến có chỗ ngồi dành riêng cho người khuyết tật, người caotuổi, phụ nữ mang thai; có lắp đặt thiết bị hỗ trợ phục vụ đáp ứng nhu cầu đi lạicủa người khuyết tật; giai đoạn 2023 – 2025 mỗi năm tăng thêm ít nhất 10% tỷ lệphương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữmang thai; sau năm 2025 tỷ lệ phương tiện đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyếttật đạt tối thiểu 50%. Nếu xe không có thiết bị hỗ trợ thì nhân viên phục vụ cótrách nhiệm giúp đỡ cho người khuyết tật lên xuống xe.

2. Xe phải có chỗ dành riêng cho ngườikhuyết tật và các đối tượng ưu tiên khác, ghi rõ số ghế ưu tiên cho người khuyếttật, người cao tuổi, phụ nữ có thai; có thiết bị hỗ trợ lên xuống thuận tiệncho người khuyết tật.

Khi thiết kế, chế tạo, cải tạo và vậnhành các phương tiện giao thông công cộng phải tuân thủ hệ thống Quy chuẩn kỹthuật quốc gia QCVN 82:2019/BGTVT, bảo đảm điều kiện tiếp cận và sử dụng củangười khuyết tật.

3. Phương tiện giao thông công cộng sảnxuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đảm bảo các điều kiện tiếp cận của ngườikhuyết tật theo quy định của hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới được phépđưa vào sử dụng, có trang thiết bị nâng hạ xe lăn phục vụ cho người khuyết tật.

Điều 13. Lộtrình thực hiện

1. Trên mỗi tuyến vận tải hành khách,tỷ lệ phương tiện của doanh nghiệp vận tải đăng ký tham gia khai thác tuyến xebuýt, vận tải hành khách theo tuyến cố định phải đáp ứng quy định tại Điều 11,Điều 12 của Quy định này; kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, các tuyến vận tảihành khách không đáp ứng tỷ lệ phương tiện theo quy định phải dừng hoạt động.

2. Đối với các phương tiện đăng ký cáctuyến xe buýt, vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh sau ngàyQuy định này có hiệu lực thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải bằngxe buýt, vận tải hành khách theo tuyến cố định phải bố trí số ghế, tỷ lệ phươngtiện đảm bảo theo quy định tại Điều 11, Điều 12 của Quy định này.

3. Phấn đấu đến đầu năm 2025, kết cấuhạ tầng giao thông phục vụ xe buýt phải bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng củangười khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai.

Điều 14. Chínhsách miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mangthai

Các đơn vị kinh doanh vận tải hànhkhách, phải có trách nhiệm thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé đối với ngườikhuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ mang thai; miễn giá vé đối với thương binh,bệnh binh.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀTRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN

Điều 15. Sở Giaothông vận tải

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thựchiện quản lý hoạt động vận tải theo quy định tại Điều 33 của Nghị định số10/2020/NĐ-CP ; thực hiện quản lý hoạt động vận tải theo quy định tại Điều 63Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT .

2. Chỉ đạo các doanh nghiệp khai thácvận tải hành khách công cộng (trước tiên vận tải hành khách bằng xe buýt) xây dựngkế hoạch đầu tư phương tiện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật riêng đối với phương tiệnvận tải cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.

3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhândân các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan liên quan, tổ chức khảo sát xác địnhcác vị trí cho phép dừng, đỗ xe trong khu vực đô thị đối với các loại xe trêncác tuyến đường do tỉnh quản lý; Tổ chức lập hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnhphê duyệt.

4. Phối hợp với Ban An toàn giaothông tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnhhoặc bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ trong đô thị cho phù hợp với Quy địnhnày.

5. Thực hiện việc quản lý kết cấu hạtầng phục vụ xe buýt; Công bố các mẫu biển báo điểm dừng đón trả khách tuyến cốđịnh; điểm dừng đón trả khách xe buýt; mẫu nhà chờ xe buýt; Tổ chức xây dựng kếhoạch thực hiện việc cải tạo, đầu tư mới điểm dừng, nhà chờ xe buýt theo quy định,trong đó đáp ứng được việc phục vụ người khuyết tật đi xe buýt.

6. Thực hiện việc quản lý và bảo vệ kếtcấu hạ tầng phục vụ xe buýt.

7. Thanh tra, kiểm tra và xử lý cácvi phạm trong hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa theo Quy định này.

8. Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉkhai thác tuyến của các doanh nghiệp vi phạm những quy định hiện hành về hoạt độngvận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và thiếu trách nhiệm trong việcgiúp đỡ người khuyết tật.

Điều 16. Công antỉnh

1. Chỉ đạo các Lực lượng công an cáchuyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự antoàn giao thông đối với hoạt động vận tải đường bộ theo quy định.

2. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải,Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố trong công tác tổ chức giao thông,bảo đảm an toàn giao thông trong đô thị và các tuyến đường giao thông trên địabàn tỉnh.

Điều 17. Ủy bannhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Phối hợp với Sở Giao thông vận tảitổ chức khảo sát và xác định các vị trí cho phép đỗ xe trong khu vực đô thị chotất cả các loại xe (trừ các điểm dừng, nhà chờ xe buýt, điểm đón, trả kháchtrên các tuyến cố định do Sở Giao thông vận tải quy định).

2. Rà soát, lắp đặt biển báo hiệugiao thông đường bộ phù hợp với Quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩmquyền quản lý; Riêng đối với các tuyến đường không thuộc thẩm quyền quản lý,khi lắp đặt phải có sự thống nhất của đơn vị quản lý đường bộ đó.

3. Căn cứ tình hình thực tế của đô thịtrên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, xác định khung giờ cao điểm và trìnhChủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể về khung giờ cao điểm.

4. Quy định vị trí tập kết rác thải tậptrung, địa điểm tập kết chất thải nguy hại trong đô thị bảo đảm thuận lợi choviệc bốc rác thải lên xe nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và antoàn giao thông; phù hợp với quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Điều 18. Tráchnhiệm và quyền của doanh nghiệp vận tải

1. Thực hiện trách nhiệm của doanhnghiệp vận tải theo quy định tại Điều 26, Điều 33, Điều 40, Điều 44, Điều 48 vàĐiều 53 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT .

2. Thực hiện các quy định về bảo đảman toàn giao thông được quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Thôngtư số 12/2020/TT-BGTVT

3. Đối với doanh nghiệp vận tải hànhkhách công cộng: xây dựng kế hoạch thực hiện các quy định về phương tiện vận tảihành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật được quy định tại ChươngIII của Quy định này.

4. Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô củadoanh nghiệp, bảo đảm yêu cầu về trật tự an toàn, phòng chống cháy nổ và vệsinh môi trường.

5. Phương tiện vận tải hành khách phảitrang bị thùng rác và túi đựng rác, kiểm soát hành vi xả thải của hành kháchtrên xe không để gây ô nhiễm môi trường.

6. Được sử dụng kết cấu hạ tầng giaothông đường bộ để phục vụ hoạt động vận tải trên tuyến.

Điều 19. Tráchnhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe

1. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm củalái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định tại Điều 27, Điều 36, Điều 41,Điều 45 và Điều 49 của Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT .

2. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm antoàn của xe trước khi khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý,hàng hóa bảo đảm an toàn.

3. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sứckhỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.

4. Cho xe dừng đỗ đúng nơi quy định.

5. Lái xe và nhân viên phục vụ trênxe phải giúp đỡ người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật bị hạn chế khảnăng vận động, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên,xuống xe.

Điều 20. Quyềnvà trách nhiệm của hành khách

1. Được cung cấp thông tin về nhữngtuyến đường, tuyến xe buýt; yêu cầu nhân viên bán vé đưa vé đi xe buýt hay hóađơn thanh toán tiền đi xe taxi khi đã trả tiền.

2. Hành khách đi xe phải chấp hành nộiquy vận chuyển, tuân thủ hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để đảmbảo an toàn trật tự trên xe. Trường hợp hành khách vi phạm nội quy, làm thiệt hạiđến người khác đi trên xe thì xử lý theo quy định pháp luật.

3. Hành khách đi trên xe phải giữ gìnvệ sinh chung; không được xả rác tại các điểm dừng, đỗ, nhà chờ; không đượcmang theo những loại hàng hóa bị cấm lưu thông, hàng hóa cồng kềnh chiếm nhiềuchỗ của hành khách, hàng có mùi tanh hôi, lây nhiễm bệnh, súc vật sống, chất dễcháy nổ.

4. Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xebuýt cho khách đi xe là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặccó con nhỏ và trẻ em.

5. Đối với người khuyết tật, ngườicao tuổi, phụ nữ mang thai được ngồi tại những ghế ưu tiên trên xe và được giúpđỡ trong việc lên xuống xe khi đi xe.

Xem thêm: Top 19 Định Mệnh Anh Yêu Em Tập 16 Thái Lan Hay Nhất 2022, Em Là Định Mệnh Của Anh Tập 16 (Thuyết Minh)

Điều 21. Tổ chứcthực hiện

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếucó khó khăn, vướng mắc phát sinh các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo, phảnánh kịp thời về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhândân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *