Đặc san của Cựu sinh viên Đại Học Laval. Kỷ niệm Họp Mặt 2013 tại Québec – Cựu sinh viên liên trường và thân hữu.

Đang xem: Các nhà văn nhà thơ trước năm 1975 ở miền nam

*

Hình như đa số những đứa chúng tôi, những đứa học trường trung học Nguyễn Trãi SG và lớn lên ở miền Nam sau 1954, đứa nào cũng biết chút đỉnh về các văn thi sĩ miền Nam trước 75 (mà tôi viết tắt là VTSMNT75).
Riêng cá nhântôi vì đi phải rời quê hương sớm lúc còn trẻ nên tôi không biết nhiều về các VTSMNT75 và khi nóiđến VTSMNT75 tôi chỉ nêu ra được một số tên tuổi các văn nghệ sĩ nổi tiếng thờitôi còn học ở trung học NT như Nguyễn Mộng Giác, Nhã Ca, Mai Thảo, Võ Phiến,Nguyễn Thị Hoàng, Duyên Anh, Hồ Hữu Tường, Vũ Khắc Khoan, Dương Nghiễm Mậu, PhạmCông Thiện, Thanh Tâm Tuyền, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên, Doãn Quốc Sỹ,Duy Lam, Vũ Hoàng Chương, Phan Nhật Nam, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nhất Linh, NhậtTiến, Nguyên Sa, Nhất Hạnh và Tuệ Sỹ qua các tác phẩm tôi đã đọc được trước khirời quê hương. Còn những tác phẩm của các VTSMNT75 khác như Trùng Dương, Lê Huy Oanh,Thế Uyên, Tạ Tỵ, Tạ Ký, Ngô Thế Vinh, Thái Lãng, Nguyễn Đình Toàn, Tô Thùy Yên,Đỗ Quý Toàn, Đặng Tiến, Viên Linh, Quách Thoại, Nguyễn Sỹ Tế, ni sư Trí Hảiv.v… thì mãi sau này tôi mới được dịp biết đến. Và tôi biết danh sách này chắcchắn vẫn còn rất nhiều thiếu sót và dần dà với thời gian tôi tin rằng sẽ có dịpđược đọc thêm và bổ túc trong tương lai.
Có một số nhữngVTSMNT75 mà tôi xin lược thuật dưới đây từ các tài liệu tôi thâu nhặt được trênmạng như talawas.org, http://vietsciences.free.fr/, và VNThư Quán và những tác phẩm đã được ấn loát ở Hoa-Kỳ (qua Thư Ấn Quán của văn sĩTrần Hoài Thư hiện cư ngụ ở Hoa Kỳ). Lược thuật này thật ra là để trả lời câu đốvui để học của nhóm NT chúng tôi tháng trước nhưng cũng là để giới thiệu mộtvài VTSMNT75 mà ít người biết đến, hoặc chỉ nghe tên nhưng chưa có dịp đọc tácphẩm của họ.

Xem thêm:

Tôi tìm thấy quacác tác phẩm đã đọc này một nền văn học trước 1975 mang đậm tính nhân văn màcác văn thi sĩ miền Nam đã góp phần bồi đắp. Những nhà văn nhà thơ này đã gópcông xây dựng một nền văn học miền Nam, nay đã ít nhiều bị lãng quên, trong đóhọ đã mang đến cho chúng ta những nét đẹp và những cảm nhận chân thật của văn họcnghệ thuật miền Nam và họ chưa bao giờ phải đánh bóng cho chế độ hay xã hội khihọ đang sống và viết. Những tác giả đó là:

*

Võ Hồng: Ôngsinh năm 1923, quê quán ở Phú Yên và cư ngụ tại Nha Trang (ông vừa qua đời gầnđây). Trước 1975, ông từng là hiệu trưởng trường trung học Lương Văn Chánh (PhúYên). Sau này ông dạy học ở Nha Trang. Ông xuất bản khoảng 30 tác phẩm, trướcvà sau 1975. Người ta tìm đến ông, biếtnhiều đến ông bởi nhân cách của ông trong cuộc sống và trên những trang giấy.Cũng như phần lớn người Việt chúng ta, Võ Hồng đã sống trong một bối cảnh bithương của chiến tranh. Ông sống và viết bằng kinh nghiệm sống. Giọng văn ôngbình dị, nhiều khi mộc mạc. Cuộc đời của ông là ngòi bút và những tác phẩm đểtrả nợ quê hương đã nuôi dưỡng ông. Những tác phẩm đặc sắc của ông gồm có: MộtBông Hồng Cho Cha, Áo Em Cài Hoa Trắng, Bên Đập Đồng Cháy, Thiên Đường Ở TrênCao, Vẫy Tay Ngậm Ngùi, Trong Vùng Rêu Im Lặng, Chia Tay Người Bạn Nhỏ, Chúng TôiCó Mặt, Trầm Tư, Hoài Cố Nhân, Vết Hằn Năm Tháng, Con Suối Mùa Xuân, Như CánhChim Bay, Người Về Đầu Non….
“Gần như mọi người con, cuối cùngđều âm thầm tự trách, lặng lẽ xót xa. Cha biết trước tâm trạng đó, phòng xangày nào mình từ trần con mới chợt ân hận muộn màng, nên trong mỗi bức thư gởicon, cha đều kết thúc bằng sự bằng lòng, rằng con đã học hành thành đạt và chamãn nguyện, cha vui. Lòng vị tha, lòng hy sinh cho con kéo dài mãi sau khi nhắmmắt.
Báo hiếu đâu chỉ món quà, mà có thểđôi tháng gởi một bức thư. Nội dung đâu đòi hỏi cao siêu, chỉ cần mươi dònglược kể một chuyện đã nghe, một điều vừa thấy. Thì cũng như bè bạn gặp nhau,chào nhau một câu rất nhảm mà vẫn rất cần. “Đi đâu đó? Mạnh giỏi?” Sinh nhậtcha, tặng một cành hoa. Nếu ở thành phố xa, hai ba đứa con gởi về hai, ba bứcđiện chúc mừng, tốn không bao nhiêu mà tạo được sự rộn ràng tới tấp. Niềm vuitinh thần đâu thua bữa tiệc cao lương?
Ngày Vu Lan, nhiều chùa tổ chức lễ hộiBông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Để tỏ lòng thương nghĩ tới cha,nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Cha còn: nơ xanh. Cha mất: nơtrắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn: hoa hồng nơ xanh. Mẹcòn, cha mất: hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất, cha còn: hoa trắng, nơ xanh. Mẹ chađều mất: hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình. Có lần,một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìnquanh, tủi thân khóc òa và cả lễ đường cùng khóc òa theo.

Xem thêm:

nên mỗi người con đều phải vội vàng.Trả hiếu không bao giờ đủ, không được coi là dư bởi tình cha thương con là “cho” chứ không phải“cho vay”để có thể gọi là trảđủ”

*

Y Uyên: Ôngsinh năm 1943 tại làng Dục Nội (Hà Nội). Năm 1954 di cư vào Nam cùng gia đình,cư ngụ tại Hạnh Thông Tây (Gò Vấp). Ông Y Uyên tốt nghiệp sư phạm Sài Gòn năm1964, dạy học và sau nhập ngũ khoá 27 sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Mãn khoá về đóngtại Phan Thiết. Không lâu sau đó ông đã bỏ mình trong trận phục kích dưới chânnúi Tà Lơn (Phan Thiết, có sách viết Tà Dơn) năm 1969. Ông được coi là một câybút có phong cách viết riêng biệt và hầu như tất cả những tác phẩm của ông đềuviết về chiến tranh. Tuy thế, những chuyện ông viết về chiến tranh không bao giờcó súng đạn nổ ầm ĩ hay cảnh quân hai bên bắn nhau như cách viết của Phan NhậtNam mà lại là những điều bị cuộc chiến xô đẩy tới bờ vực của đổ nát, tangthương. Những tác phẩm đặc sắc của ông gồm có: Tiền Đồn, Người Đàn Bà Mang ThaiTrên Kinh Đồng Tháp, Bên Ngoài Khán Đài, Bão Khô, Mùa Xuân Mặc Áo Vàng, Cỏ HeoMay Hà Nội…Các bạn có thể vào tủ sách của talawas.org để đọc trọn vẹn truyệnBão Khô của Y Uyên.

*

Hoài Khanh: Ông sinh năm 1923 tại Phan Thiết. Hiện cư ngụtrong nước. Trước 1975 ông là thư ký toà soạn tạp chí Giữ Thơm Quê Mẹ. Ông đãxuất bản trên 10 tác phẩm gồm thơ và các sách chuyển ngữ. “Dâng rừng” là tậpthơ đầu tay của ông xuất bản năm 1957. Trích đây một đoạn thơ của Hoài Khanh đểchúng ta cùng hình dung tính chất bình dị hồn nhiên trong cách sử dụng ngôn ngữđầy rung cảm của ông:

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *