*

1. Đối tượng nghị luận

Trong đời sống xã hội thường xảy ra vô vàn những sự việc, hiện tượng. Xét về tính chất có những sự việc, hiện tượng lớn như chiến tranh, tình trạng tai nạn giao thông, tình trạng thiên tai, hỏa hoạn, sự xuống cấp về đạo đức, ô nhiễm môi trường, nạn bạo hành trong gia đình, nếp sống văn minh, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm, chia sẻ… Nhưng cũng có những lúc sự việc hiện tượng nhỏ, đơn giản như: sự thất hứa, thói đua đòi, đi học muộn, trang phục…Ngay trong từng sự việc, hiện tượng cũng có nhiều tình huống, nhiều cách biểu hiện, diễn biến khác nhau: Chẳng hạn như cùng là sự việc đi học, nhưng có người đi học chuyên cần, có người lại hay bỏ học…Hay cùng sự việc giữ vệ sinh công cộng nhưng người này thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm, người kia thường xuyên vi phạm, lại có người cùng thực hiện nhưng mang tính đối phó.

Đang xem: Bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống

Đối tượng nghị luận: Là những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống có tính chất nhật dụng, được mọi người quan tâm như: môi trường, giao thông, tệ nạn, cách ứng xử của giới trẻ, bạo lực học đường.v.v.

Như vậy, đối tượng nghị luận rất đa dạng: Có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê, đáng suy nghĩ.

Để làm tốt kiểu đề này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực, cũng có thể tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực. Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực, tiêu cực.

Ví dụ:

– Đề 1: Suy nghĩ của em về bệnh lười biếng của một số học sinh ngày nay.

– Đề 2: Ý kiến của em về thói ăn chơi đua đòi của lớp trẻ.

– Đề 3: Vượt lên số phận.

– Đề 4: Bệnh nói dối.

Đứng trước những sự việc hiện tượng ấy, con người cần phải bày tỏ thái độ của mình hoặc khen, hoặc chê, hoặc đồng ý, hoặc phản đối, hoặc khâm phục, hoặc tôn trọng, hoặc coi thường, hoặc chế giễu. Điều đó có nghĩa là trong quá trình hòa nhập vào đời sống xã hội, người ta phải rút ra những vấn đề có ý nghĩa tư tưởng trên cơ sở xem xét các sự việc, hiện tượng cụ thể. Từ đó điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình và mọi người. Dưới hình thức nào, ở phạm vi mức độ nào, nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống cũng thường bao gồm các khâu:

+ Bộc lộ nhận thức (thông qua mô tả, xem xét sự việc, hiện tượng và các biểu hiện khác nhau).

+ Đánh giá (thông qua ý kiến nhận xét về các mặt đúng-sai, phải-trái, lợi-hại…của sự việc, hiện tượng ấy).

+ Bày tỏ thái độ (khen-chê, đồng tình-phản đối, tiếp thu, khuyên bảo, khâm phục, phê phán…).

Xem thêm:

+ Hoặc kèm theo những lời lí giải (nêu nguyên nhân, dự báo hệ quả).

2. Dàn ý đoạn văn (bài văn) nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống

a/ Mở đoạn (mở bài): Khái quát vấn đề nghị luận (thường sử dụng một câu).

b/ Thân đoạn (thân bài)

Giải thích vấn đề nghị luận (giải thích các từ ngữ khó, các thuật ngữ…).Bàn luận về thực trạng của vấn đề nghị luận (đưa ra các dẫn chứng trong thực tế hoặc trong văn học).Bàn luận về nguyên nhân (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan) dẫn đến thực trạng của vấn dề.Bàn về hệ quả (hậu quả-vấn đề tiêu cực/kết quả-vấn đề tích cực) của vấn đề nghị luận.Bàn về hướng khắc phục hoặc bài học rút ra cho bản thân và mọi người.

c/ Kết đoạn (kết bài): Nêu ý nghĩa của vấn đề nghị luận đối với cuộc sống.

3. Luyện tập

Đề bài: Nghị luận về tác hại của tệ nạn với cuộc sống của con người.

a/ Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề: Xã hội đang phát triển từng ngày kéo theo nhiều vấn nạn gia tăng.Nêu vấn đề nghị luận: Tệ nạn xã hội để lại những tác hại to lớn đối với sự phát triển nhân cách con người và xã hội.

b/ Thân bài:

Giải thích hiện tượng

Tệ nạn xã hội là hiện tượng phổ biến, là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, băng hoại nhân cách, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, cản trở sự phát triển lành mạnh của đất nước.Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, hút thuốc lá, ma túy, mê tín dị đoan…

Thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay

Bên cạnh sự phát triển từng ngày của đất nước thì các tệ nạn cũng đang lan rộng và phức tạp hơn.Các tệ nạn xã hội phổ biến ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống.

Tác hại

Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe, về mặt tinh thần, thể xác thậm chí là cả tính mạng.Làm cho xã hội trở nên không lành mạnh.Làm cho đất nước kém phát triển, xã hội không còn tốt đẹp văn minh.Gia đình tan nát: vợ chồng li dị, cha mẹ mất con cái…gây nên những cảnh đau thương.Làm cho con người lương thiện trở nên mất nhân tính, bất chấp mọi thứ.Gây nên nhiều vụ giết người, cướp của ảnh hưởng xấu đến an ninh đất nước.

Nguyên nhân

Nguyên nhân hàng đầu là do bản thân mỗi người không có ý thức, không làm chủ được bản thân trước những cám dỗ của tệ nạn xã hội.Bản thân mỗi người lười lao động, học đòi, bắt chước…Do gia đình, nhà trường quản lí con em chưa chặt chẽ, không có thời gian quan tâm con cái.

Giải pháp và liên hệ bản thân

Bản thân mỗi người cần tự ý thức, làm chủ bản thân tránh xa các tệ nạn xã hội.Gia đình, nhà trường, xã hội cần có các biện pháp giáo dục quản lí con em để không sa vào tệ nạn xã hội.Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta, nhất là lứa tuổi học sinh tâm sinh lí đang thay đổi, cần giữ mình không để bản thân sa vào các tệ nạn xã hội.

Xem thêm: Công Ty Cp Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông Hà Nội Jobs, Công Ty Cp Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông Hà Nội

c/ Kết bài

Khẳng định lại vấn đề: Tệ nạn xã hội luôn là mối lo ngại hàng đầu của đất nước, đó là mối nguy hại không chỉ trước mắt mà còn là lâu dài cần tháo gỡ.Lời nhắn đến mọi người: Nếu mỗi người sống một cách văn mình thì chắc chắn tệ nạn sẽ được đẩy lùi.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *