Nhận định 1: Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền giải quyết khiếu nại đối với tất cả các quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh <…>. Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2018. Thời gian làm bài 75 phút. Sinh viên được quyền sử dụng Luật Cạnh tranh 2018 và các Luật
ĐỀ THI CÓ ĐÁP ÁN MÔN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật
Câu 1 – Các câu nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (6 điểm)
Nhận định 1 – Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh
Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia có quyền giải quyết khiếu nại đối với tất cả các quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Đang xem: Bài tập tình huống luật cạnh tranh có đáp án
Đáp án
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 100 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh thì Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia không có quyền giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia ra quyết định thành lập 01 Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh (Chủ tịch Ủy ban cạnh tranh quốc gia là Chủ tịch Hội đồng) để giải quyết khiếu nại đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 100 Luật Cạnh tranh 2018.
Nhận định 2 – Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh
Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tập trung kinh tế là căn cứ quan trọng nhất để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
Đáp án
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các Tiêu chí xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tập trung kinh tế chỉ là một trong các căn cứ để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế chứ không xác định tiêu chí Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là căn cứ quan trọng nhất để xác định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
Căn cứ pháp lý: khoản 2, Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018.
Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh năm 2018
Nhận định 3 – Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh
Thỏa thuận hạn chế đầu tư không thể được xem xét cho hưởng miễn trừ.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Thỏa thuận hạn chế đầu tư được xem là 01 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (khoản 7, Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018). Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về việc Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thì Thỏa thuận hạn chế đầu tư nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng được một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b, c hoặc d, khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018 thì có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ có thời hạn.
Căn cứ pháp lý: khoản 7, Điều 11 và khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018.
Nhận định 4 – Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh
Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, không phụ thuộc vào thị phần riêng rẽ của từng doanh nghiệp.
Đáp án
Nhận định Sai.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh nếu thỏa mãn 02 điều kiện: Một là, cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh (thực hiện cùng một hành vi hạn chế cạnh tranh); Hai là, tổng thị phần của hai doanh nghiệp từ 50% trở lên trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 3, Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 thì cả 02 doanh nghiệp trên đều phải có thị phần riêng rẽ cao hơn 10% trên thị trường liên quan. Nếu doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan thì không được tính vào Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
Do đó, Kể cả 02 doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan nhưng 01 doanh nghiệp trong đó có thị phần riêng rẽ ít hơn 10% thì không được xem là nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 2 và khoản 3, Điều 24 và khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh tranh 2018.
Bán hàng dưới giá thành toàn bộ dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm.
Đáp án
Nhận định Đúng.
Bởi vì: Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm thì hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm.
Căn cứ pháp lý: điểm a, khoản 1, Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018.
Nhận định 6 – Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh
Hành vi đe dọa khách hàng để buộc họ giao dịch với mình là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Đáp án
Nhận định Sai.
Bởi vì: Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm thì Hành vi đe dọa khách hàng để buộc họ giao dịch với mình không nằm trong danh mục các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do đó, hành vi đe dọa khách hàng để buộc họ giao dịch với mình là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Căn cứ pháp lý: Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.
Câu 2 – Giải quyết tình huống (4 điểm)
Anh chị hãy cho biết các hành vi sau đây có vi phạm Luật Cạnh tranh 2018 hay không? Giải thích tại sao?
Câu hỏi 1 – Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh.
1 – Doanh nghiệp tư nhân A là đại lý phân phối hàng tiêu dùng cho Công ty B tại tỉnh Q theo một hợp đồng đại lý không xác định thời hạn. Trong hợp đồng có điều khoản quy định Công ty B được quyền chấm dứt hợp đồng đại lý với Doanh nghiệp tư nhân A nếu nguồn cung cấp hàng hóa bị gián đoạn mà không bị áp dụng biện pháp chế tài nào? (2 điểm).
Đáp án
Doanh nghiệp A thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân nên không có tư cách pháp nhân. Thỏa thuận trên giữa Doanh nghiệp tư nhân A và Công ty B không phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 quy định chủ thể thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là giữa các doanh nghiệp) mà chỉ là thỏa thuận giữa Doanh nghiệp và khách hàng nên không vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Căn cứ pháp lý: Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018.
Đề thi có đáp án:
Câu hỏi 2 – Đề thi có đáp án môn Pháp luật cạnh tranh.
2 – Công ty CP X bị Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra quyết định áp dụng chế tài phạt tiền với mức tiền cụ thể là 3 tỷ đồng cho hành vi tập trung kinh tế bị cấm (tương đương với 3% doanh thu của Công ty X trong năm tài chính liền trước năm thực hiện hành vi vi phạm). Công ty CP X khiếu nại quyết định trên với lý do công ty này đã tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra nên cần được áp dụng chính sách khoan hồng để miễn giảm mức phạt (2 điểm).
Đáp án
Thứ nhất, đánh giá về mức phạt.
Việc áp dụng chế tài phạt tiền với mức tiền cụ thể là 3 tỷ đồng cho hành vi tập trung kinh tế bị cấm (tương đương với 3% doanh thu của Công ty X trong năm tài chính liền trước năm thực hiện hành vi vi phạm).
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 111 Luật Cạnh tranh 2018 thì mức phạt tiền này không vi phạm pháp luật cạnh tranh (Mức phạt tối đa cho phép là 5% doanh thu trong năm tài chính liền trước năm thực hiện hành vi vi phạm).
Do đó, hành vi này không vi phạm pháp luật cạnh tranh.
Thứ hai, đánh giá về việc áp dụng chế định miễn giảm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về Chính sách khoan hồng thì Công ty X phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018 mới được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
Trường hợp Công ty X đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định mà Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không áp dụng miễn hoặc giảm mức xử phạt cho Công ty X là vi phạm pháp luật Cạnh tranh. Trường hợp này Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.
Trường hợp Công ty X chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì việc Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không áp dụng miễn hoặc giảm mức xử phạt cho Công ty X là phù hợp quy định pháp luật Cạnh tranh.